BÁO CÁO ĐIỀU TRA VỤ VIỆC CẠNH TRANH

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỤC QUẢN LÝ CẠNH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TRANH

HSMS: 15 KN KLM 08

Hà Nội , ngày 05 tháng 06 năm 2010

Kính gửi : Cục trưởng Bạch Văn Mừng
V/v báo cáo điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh mã số 15
KN KLM 08
Căn cứ Quyết định số 36/ QĐ- QLCT ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Cục
trưởng Cục quản lý cạnh tranh ( QLCT) về việc điều tra chính thức vụ việc cạnh
tranh đối với Công ty Panasonic ( mã số 15 KN KLM 08) và Quyết định số 50/
QĐ- QLCT ngày 22/ 04/2010 về việc phân công điều tra viên tiến hành điều tra

vụ việc cạnh tranh nói trên , các điều tra viên đã tiến hành điều tra sơ bộ đối với
vụ việc theo đúng quy định của pháp luật và xin được báo cáo kết quả điều tra
kèm theo các kiến nghị tới Cục trưởng như sau :
1.Các bên liên quan
Bên bị điều tra : Công ty TNHH Panasonic Việt Nam
Địa chỉ trụ sở chính : Lô J1-J2, Khu công nghiệp Thăng Long, xã Kim Chung,
huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội, Việt Nam
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101824243do Sở kế hoạch đầu tư TP
Hà Nội cấp cấp vào ngày 29/11/2006.
Người đại diện theo pháp luật : bà Trần Thị Ngọc Linh , chức vụ Trưởng phòng
Marketing Công ty TNHH Panasonic Việt Nam
Số CMND:

Cấp ngày:

Tại

Địa chỉ thường trú

1


2. Cơ sơ iiên hhanh điêu ra
2.1 Nội dung vụ viêc
Ngày 14/11/2008, Panasonic Việt Nam giới thiệu dòng máy điều hòa
không khí mới Envio I2 và Envio P2. Dòng máy điều hòa Envio I2 và P2 mới
không chỉ làm lạnh hiệu quả, tiết kiệm đến 50% lượng điện năng tiêu thụ mà còn
có khả năng lọc không khí tuyệt vời, làm sạch đến hơn 99% bụi bẩn, vi khuẩn và
nấm mốc. Hệ thống lọc khí e-ion đã chứng tỏ khả năng thu gom bụi nhanh 5,5
lần so với thông thường và hiệu quả hơn 10% so với các model năm 2007,…
Bên cạnh đó, Panasonic còn cho ra đời sản phẩm tủ lạnh mới mà theo quảng cáo
thì tủ lạnh này có tính năng tăng cường thành phần vitamin của thực phẩm lên
tới 12%.
Nhận thấy có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh
đã đề nghị Công ty TNHH Panasonic Việt Nam giải trình về hành vi quảng cáo
trên và làm việc với Công ty TNHH Panasonic Việt nam ngày 14/12/2008 để
làm rõ một số nội dung có liên quan.
Trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được, căn cứ quy định tại khoản
1 điều 86 Luật Cạnh tranh 2004, ngày 22 tháng 3 năm 2010, Cục trưởng Cục
Quản lý cạnh tranh đã ban hành Quyết định số 36/QĐ- QLCT về việc điều tra sơ
bộ vụ việc 15 KN KLM 08.

Căn cứ Báo cáo điều tra sơ bộ và kiến nghị của nhóm điều tra viên được
phân công, ngày 22 tháng 4 năm 2010, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã
ký Quyết định số 50/QĐ-QLCT về việc điều tra chính thức vụ việc 15 KN KLM
08.
2.2. Cơ sơ pháp lý
Việc điều tra vụ việc được tiến hành trên các cơ sở pháp lý sau :
- Luật Cạnh tranh ngày 3 tháng 12 năm 2004
- Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005
2

- Quyết định số 36/QĐ- QLCT về việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh đối với
Công ty TNHH Panasonic Việt Nam
- Quyết định số 50/QĐ-QLCT về việc điều tra chính thức đối với Công ty
TNHH Panasonic Việt Nam do đã thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh.
3. Các ình iiê vha chứng cứ được xác minh
3.1, Xác minh ư cách pháp lý của bên ḅ điêu ra
Quá trình điều tra cho thấy có tồn tại Bên bị điều tra là Công ty TNHH
Panasonic Việt Nam với các thông tin về tư cách chủ thể nêu tại mục 1 của Báo
cáo này

3.2, Xác minh , đánh giá hhanh vi vi phạm Luậ cạnh ranh
Trong quá trình điều tra , các điều tra viên đã thực hiện các công việc sau :
- Tổ chức làm việc với đại diện bên bị điều tra là công ty TNHH Panasonic
- Thu thập thông tin , tài liệu từ bên bị điều tra
Các điều tra viên đã đưa ra nhận định như sau :
Công ty TNHH Panasonic Việt Nam đã vi phạm Điểm a, Khoản 3 Điều
45 Luật Cạnh tranh 2004: “3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho
khách hàng về một trong các nội dung sau đây: a) Giá, số lượng, chất lượng,
công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất
xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công”, mà cụ
thể hơn là Công ty đã thực hiện hành vi quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn
cho khách hàng về công dụng của sản phẩm.
Theo pháp luật Việt Nam, quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn là việc
chủ thể thực hiện quảng cáo đưa ra các thông tin có thể không hoàn toàn sai lệch
so với thực tế nhưng lại không đầy đủ, không rõ ràng làm cho người tiêu dùng
hiểu nhầm về hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3

Trong trường hợp này, người quảng cáo có thể cố ý hoặc không cố ý làm khách
hàng hay người tiêu dùng hiểu sai nhưng nội dung quảng cáo vẫn gây ảnh hưởng

tiêu cực.
Đối tượng tác động trực tiếp của các hành vi này là khách hàng bao gồm
khách hàng hiện tại và cả khách hàng tiềm năng của sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ. Đối tượng tác động gián tiếp là các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của
Công ty TNHH Panasonic trên thị trường.
Nội dung quảng cáo là hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn về các thông
tin liên quan công dụng của sản phẩm. Các quảng cáo gây nhầm lẫn thường
cung cấp những thông tin mập mờ, không đầy đủ, không rõ ràng, làm cho người
tiêu dùng có những hiểu nhầm về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Với
những nhận thức thông thường của mình về sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng
khó có thể phân biệt được đâu là những thông tin chính xác, đâu là những thông
tin gây hiểu nhầm.
Mục đích của hành vi là nhằm gây nhầm lẫn cho khách hàng, qua đó tác
động đến sức mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình, đồng thời cạnh
tranh không lành mạnh với doanh nghiệp khác.
Đối với vụ việc công ty TNHH Panasonic Việt Nam giới thiệu về dòng
máy điều hòa không khí mới (Envio I2, Envio P2) và tủ lạnh Panasonic, công ty
đã đưa ra quảng cáo về sản phẩm của mình như sau:
* Máy điều hòa Envio I2 và Envio P2: có khả năng lọc không khí tuyệt vời, làm
sạch đến hơn 99% bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc.

* Tủ lạnh Panasonic: có tính năng tăng cường thành phần vitamin của thực
phẩm lên tới 12%.
Trong khi đó, căn cứ vào kết quả điều tra của Cục Quản lí cạnh tranh,
quảng cáo điều hòa Envio I2 và Envio P2 của Panasonic với tính năng “bất hoạt
đến 99,9% vi khuẩn và nấm mốc” là không đúng thực tế, trong khi doanh nghiệp
4

mới chỉ thử nghiệm tác động kháng khuẩn với đối với 02 loại vi khuẩn là
Staphylocccus và Escherichia Coli mà không thể diệt hay vô hiệu hóa tất cả các
loại virus, vi khuẩn. Đối với tủ lạnh, kết quả thử nghiệm sản phẩm mà công ty
cung cấp lại chỉ áp dụng với rau quả chứ không phải thực phẩm nói chung. Hơn
nữa, điều kiện thử nghiệm sản phẩm phải đáp ứng điều kiện môi trường nghiêm
ngặt mà không phải được tiến hành trong môi trường bình thường.
Nếu như người tiêu dùng chỉ đọc thông tin mà công ty quảng cáo, rõ ràng
họ sẽ hiểu rằng sản phẩm điều hòa Envio có các tính năng ưu việt, tác dụng bất
hoạt 99,9% đối với tất cả các loại vi khuẩn, nấm mốc, còn Tủ lạnh có thể làm
tăng cường vitamin của thực phẩm (bao gồm cả rau củ, thịt, cá,…) lên đến 12%
mà không nghĩ rằng các sản phẩm này không hề có tính năng ưu việt đến vậy,
những thông tin mà họ nhận được về sản phẩm là sai lệch so với thực tế.
Hành vi đưa thông tin quảng cáo sản phẩm đến khách hàng hoàn toàn

khác với kết quả thử nghiệm sản phẩm của Công ty TNHH Panasonic Việt Nam
rõ ràng là hành vi cố ý đưa thông tin gây nhầm lẫn về công dụng sản phẩm. Đây
là hành vi không trung thực, trái với chuẩn mực đạo đức thông thường trong
kinh doanh, nhằm mục đích cạnh tranh.
Xem xét kĩ quảng cáo của Công ty Panasonic thì hành vi quảng cáo của
công ty không thể là quảng cáo so sánh bởi Công ty không đưa ra bất cứ một sản
phẩm cùng loại nào để nhằm so sánh tính năng của sản phẩm, cũng không thể là
hành vi quảng cáo bắt chước bởi quảng cáo của công ty không khiến khách hàng
nhầm tưởng tủ lạnh, điều hòa của Panasonic là sản phẩm của một doanh nghiệp
khác.
Về việc gây thiệt hại của hành vi quảng cáo trên, dựa vào các thông tin
quảng cáo, người tiêu dùng sẽ đem so sánh với các sản phẩm cùng loại của công
ty khác, họ sẽ có xu hướng muốn tiêu dùng sản phẩm điều hòa và tủ lạnh của
Công ty Panasonic hơn, vì thế sẽ làm giảm sức tiêu thụ sản phẩm của công ty
khác. Việc công ty TNHH Panasonic quảng cáo sản phẩm đưa ra thông tin sai
5

lệch đến khách hàng đã gây cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho các
doanh nghiệp đối thủ.
Tại buổi làm việc với bà Trần Thị Ngọc Linh – người đại diện theo pháp

luật của công ty Panasonic, bà Linh đã thừa nhận nội dung quảng cáo hai sản
phẩm điều hòa không khí mới Envio I2 và Envio P2 và sản phẩm tủ lạnh mới
của Công ty TNHH Panasonic hoàn toàn khác với kết quả thử nghiệm sản phẩm
của công ty trước đó.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng Công ty TNHH
Panasonic Việt Nam đã thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh theo Điểm a Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004, cụ thể là hành
vi đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng của sản phẩm.
4. Kiê luận điêu ra
4.1 Kiê luận điêu ra
Qua các phân tích, nhận định tại Mục 2 của Báo cáo này, các điều tra viên
nhận định Công ty TNHH Panasonic Việt Nam đã thực hiện hành vi quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh dưới hình thức “ đưa thông tin gian dối hoặc
gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây: Giá, số lượng,
chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử
dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia
công;” vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 điều 45 Luật cạnh tranh 2004.
4.2 Các căn cứ đê xác đ̣nh mức độ xxư lý
Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Panasonic Việt Nam không có các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

5. Đê xuấ biên pháp xxư lý
Từ những căn cứ nêu trên, n hóm điều tra viên được phân công kiến nghị
hình thức, mức độ xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đối
với bên bị điều tra như sau:
5.1. Hình hức xxư phạ chính
6

Theo điểm b khoản 2 điều 35 Nghị định 120/2005/NĐ-CP,
Phạt tiền: Phạt tiền Bên bị điều tra với mức phạt tiền là 30,000,000 đồng
( Ba mươi triệu đồng chẵn) với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh vi phạm quy định tại điều 45 Luật cạnh tranh 2004.
5.2. Hình hức xxư phạ bổ sung vha biên pháp khắc phục hậu quả
Theo khoản 3 điều 35 nghị định 120/2005/NĐ-CP, các điều tra viên kiến
nghị áp dụng một biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính công khai. Lý do: hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh của Công ty TNHH Panasonic Việt Nam đã (1) thực hiện lâu,
cụ thể là từ ngày 14/11/2008 Panasonic Việt Nam giới thiệu dòng máy điều hòa
không khí mới Envio I2 và Envio P2 đến ngày 22/3/2010 Cục trưởng Cục Quản
lý cạnh tranh đã ban hành Quyết định số 36/QĐ- QLCT về việc điều tra sơ bộ vụ
việc cạnh tranh đối với Công ty TNHH Panasonic Việt Nam; (2) đồng thời có

phạm vi quy mô từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên nên thông tin
quảng cáo có phạm vi ảnh hưởng lớn, gây nhầm lẫn cho nhiều người tiêu dùng.
5.3. Trách nhiêm rả phí xxư lý vụ viêc cạnh ranh
Bên bị điều tra Công ty TNHH Panasonic Việt Nam phải nộp phí xử lý vụ
việc cạnh tranh là 10,000,000 đồng ( Mười triệu đồng chẵn).
Căn cứ quy định tại điều 93 Luật cạnh tranh 2004, nhóm điều tra viên được
phân công chuyển Báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh mã số 15
KN KLM 08 đến Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh để xử lý theo quy định của
pháp luật.
ĐIỀU TRA VIÊN

ĐIỀU TRA VIÊN

7