electoral justice handbook VI

Tư Pháp Bầu Cử:
Sổ tay IDEA Quốc tế

Tư Pháp Bầu Cử:
Sổ tay IDEA Quốc tế

Tư Pháp Bầu Cử:
Sổ tay IDEA Quốc tế
Tác giả
Jesús Orozco-Henríquez
Chủ bút
Ayman Ayoub
Andrew Ellis
Người cộng tác
Adhy Aman
Tracy Campbell
Avery Davis-Roberts
Zoran Dokovic
Andrew Ellis
Sergueï Kouznetsov
Ralf Lindner

Augustin Loada
Deki Pema
Joram Rukambe
Maiko Shimizu
Denis Truesdell
Domenico Tuccinardi

Tài liệu này được biên dịch bởi Viện Chính sách công và Pháp luật thuộc Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, với sự đồng ý của IDEA International,
nhằm cung cấp cho các đại biểu Quốc Hội, các cơ quan nhà nước có liên quan và
các chuyên gia để làm tài liệu tham khảo, phục vụ mục đích nghiên cứu hoàn thiện
pháp luật về bầu cử của Việt Nam
Chủ biên bản dịch
GS.TSKH Đào Trí Úc - PGS.TS Vũ Công Giao
Biên dịch
Lương Minh Châu
Hiệu đính
Nguyễn Anh Đức

“This is a direct translation of the 2007 English version of International IDEA’s Electoral

Justice. The accuracy of the translated text has not been verified by International IDEA.
In case of doubt, the original English version prevails ISBN: 978-91-85724-96-3. This
translation was undertaken by the Institute of Public Policy and Law under the Union of
Science and Technology Vietnam”

Giới thiệu

Từ góc độ chính trị, bầu cử là quá trình người dân đưa ra quyết định chọn và trao quyền
cho một số cá nhân thay mặt mình quản lý xã hội. Đây là cách thức dân chủ nhất để
hình thành bộ máy nhà nước của một quốc gia, vì thế nó mang ý nghĩa pháp lý-xã hội
đặc biệt quan trọng.
Bầu cử đã được nhân loại áp dụng từ rất lâu trong lịch sử, tuy nhiên, các quy tắc bầu cử
dân chủ mới được hình thành và pháp điển hóa ở một số quốc gia kể từ sau cách mạng
tư sản và từ sau năm 1945, được ghi nhận trở thành các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế trong
nhiều văn kiện pháp lý của Liên hợp quốc và một số tổ chức liên chính phủ khu vực.
Quá trình toàn cầu hóa đã mang lại thay đổi nhanh chóng và năng động không chỉ về
kinh tế, mà cả về nhiều vấn đề chính trị-pháp lý khác ở các quốc gia, trong đó có bầu cử.
Trong khoảng 3 thập kỷ gần đây, cơ chế quản lý, quy trình, thủ tục và phương pháp tổ
chức bầu cử ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có những thay đổi rất lớn, một phần là để
đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về quyền làm chủ của người dân, phần khác là để áp

dụng những thành tựu vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông
tin, vào hoạt động tổ chức bầu cử.
Bầu cử dân chủ đã được thực hiện ở Việt Nam ngay sau khi đất nước giành được độc
lập, khởi đầu bằng cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội đầu tiên (năm 1946). Hiến pháp
năm 1946 đã xác lập những nguyên tắc và quy định nền tảng, rất tiến bộ về bầu cử dân
chủ, mà tiếp tục được kế thừa và phát triển trong những hiến pháp sau này. Ngoài Hiến
pháp, hệ thống pháp luật về bầu cử của nước ta còn bao gồm nhiều văn bản khác, trong
đó quan trọng nhất là các luật bầu cử. Hệ thống văn bản pháp luật này cũng được xác lập
từ rất sớm và chứa đựng những nội dung tiến bộ về bầu cử mà về cơ bản là tương thích
với các tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề này.
Mặc dù vậy, sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng quốc tế cũng như sự phát
triển nhanh chóng về mọi mặt của đất nước đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết về hoàn
thiện pháp luật trên nhiều lĩnh vực, trong đó có pháp luật về bầu cử. Để thực thi Hiến
pháp 2013, nhiều đạo luật đã và đang được soạn thảo mới và sửa đổi, bổ sung, trong đó
bao gồm hai luật về bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu HĐND. Để sửa đổi, bổ sung
hai đạo luật quan trọng này, việc nghiên cứu, tham khảo pháp luật về bầu cử của các
quốc gia trên thế giới là hết sức cần thiết.
Trong bối cảnh kể trên, sau khi tham vấn với một số cơ quan của Văn phòng Quốc Hội,
Viện Chính sách công và Pháp luật tổ chức biên dịch một số báo cáo nghiên cứu (gọi
tên là các Sổ tay - Handbook) của IDEA International (một viện nghiên cứu nổi tiếng về

bầu cử có trụ sở ở hụy Điển) để cung cấp cho các đại biểu, các cơ quan của Quốc Hội
và cơ quan nhà nước hữu quan khác làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu
hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về bầu cử của nước ta.
iv

Với tính chất là những nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu, trên diện rộng về thực trạng
bầu cử ở tất cả các quốc gia trên thế giới, những báo cáo của IDEA đề cập đến nhiều
mô hình tổ chức, cách thức quản lý và phương pháp tiến hành bầu cử khác nhau, trong
đó không phải tất cả đều phù hợp với hoàn cảnh và có thể áp dụng được ở nước ta. Tuy
nhiên, chắc chắn đây là những kiến thức, thông tin rất hữu ích với các nhà lập pháp của
nước ta trong việc tìm hiểu về tình hình tổ chức bầu cử trên thế giới và lựa chọn những
kinh nghiệm tốt, phù hợp cho việc hoàn thiện pháp luật về bầu cử của nước mình.
Mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng do những giới hạn về thời gian và nguồn lực, bản dịch này
không thể tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân tình của
các quý độc giả để có thể cung cấp những bản dịch tốt hơn về sau. Hy vọng bản dịch này
sẽ là một tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm và đang tham gia vào việc sửa đổi, bổ
sung các văn bản pháp luật về bầu cử của nước ta.
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Viện Chính sách công và Pháp luật


v

Tiến trình bầu cử
Tập hợp Sổ tay
Các tập Sổ tay IDEA Quốc tế cố gắng đưa ra những thông tin và phân tích so sánh về những hiểu biết sâu sắc về
một loạt thiết chế và quá trình dân chủ. Các tập Sổ tay phục vụ chủ yếu cho các nhà hoạch định chính sách, các
nhà chính trị, các chủ thể của xã hội dân sự và các nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực này. Đồng thời, các
tập Sổ tay cũng được giới học giả, cộng đồng hỗ trợ dân chủ và các cơ quan khác quan tâm.
Viện Quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ bầu cử, năm 2010
Các ấn phẩm của Viện IDEA Quốc tế độc lập với lợi ích quốc gia hay chính trị cụ thể. Quan điểm thể hiện trong
ấn phẩm này không nhất thiết phản ánh quan điểm của IDEA Quốc tế, Hội đồng quản trị hoặc các thành viên
Hội đồng.
Đơn xin phép biên dịch hoặc tái bản một phần hoặc toàn bộ ấn phẩm cần gửi đến:
Văn phòng xuất bản International IDEA
SE-103 34 Stockholm
Thụy Điển
IDEA Quốc tế khuyến khích việc phổ biến ấn phẩm và sẽ nhanh chóng trả lời yêu cầu cho phép tái bản hoặc
biên dịch các ấn phẩm của mình.
Thiết kế đồ họa:
Thiết kế bìa:

Minh họa bìa:

Mariano Valerio

In bởi: Bulls Graphics, Thụy Điển

vi

Lời tựa

Tư pháp bầu cử (Electoral Justice - EJ) là nền tảng của dân chủ, với mục đích bảo vệ tính
hợp pháp của tiến trình bầu cử và quyền chính trị của các công dân. Tư pháp bầu cử
đóng vai trò cơ bản trong tiến trình dân chủ hoá không ngừng và là chất xúc tác cho quá
trình chuyển đổi từ việc sử dụng vũ lực như một công cụ giải quyết tranh chấp chính trị
sang sử dụng các phương thức hợp pháp để đạt được cách giải quyết công bằng.
Một hệ thống tư pháp bầu cử (Electoral Justice System – EJS) giải quyết các tranh chấp
chính trị thông qua các cơ chế pháp luật khác nhau và đảm bảo sự tuân thủ luật pháp
hoàn toàn sẽ tạo điều kiện cho nền dân chủ được đẩy mạnh. Điều này làm tăng thêm
tầm quan trọng của các cơ quan bầu cử và cải thiện được khuôn khổ chính trị, hành
chính và tư pháp cùng tồn tại.

Tư pháp Bầu cử: Sổ tay của IDEA Quốc tế kết hợp một nghiên cứu chuyên sâu về khái
niệm tư pháp bầu cử với một lập trường phổ biến có căn cứ thực tế nhằm phục vụ
những viện nghiên cứu và cán bộ bầu cử trong các cơ quan hành chính và tư pháp.
Hơn nữa, cuốn sổ tay cũng cung cấp một nghiên cứu có cấu trúc sâu bao gồm tất cả các
phương thức xử lýtranh chấp bầu cử, từ cách phòng tránh tới cách giải quyết.
Cuốn sổ tay này cho thấy tầm quan trọng của văn hóa chính trị và giáo dục công dân
trong việc tránh xảy ra tranh chấp trong bầu cử, và những yếu tố đó cũng là trọng tâm
của việc xác định những cách thức giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh đó, cuốn sổ tay này cũng cung cấp một cách phân loại mang tính kích thích
tư duy về các hệ thống giải quyết tranh chấp bầu cử (Electoral Dispute Resolution System
– EDRS), đặt ra một loạt nguyên tắc cấu trúc và các đảm bảo về thủ tục tố tụng vô cùng
quan trọng cho tư pháp bầu cử một cách toàn diện. Hai yếu tố trên có liên quan tới nhau
bởi trong những khoảng thời gian ngắn, các cơ quan giải quyết tranh chấp trong bầu cử
(Electoral dispute resolution bodies – EDRBs) phải đưa ra quyết định của họ. Như vậy,
hiệu quả làm việc và sự chuyên nghiệp của các cán bộ bầu cử trở thành chìa khóa cho
EDRS. heo một cách lo-gic, một EDRB hiệu quả là một yếu tố đáng chú ý trong một hệ
thống bầu cử thành công và trôi chảy.
Cuốn sổ tay này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các cơ quan quản trị tư pháp
bầu cử được hợp thức hóa bởi công dân. Các cơ quan thu hút được sự chú ý ở một số
điểm mà có thể thay đổi của tính hợp pháp, ví dụ như tầm quan trọng của sự đồng thuận

chính trị trong việcxác định cấu trúc và thành phần của cơ quan bầu cử, yếu tố quan
trọng trong vấn đề minh bạch và tính độc lập cần thiết của các cơ quan phụ trách giải
quyết tranh chấp bầu cử.
Trên thực tế, việc EDRB nên là một cơ quan thường trực cũng là một yếu tố hợp pháp
hóa như cuốn sổ tay này đã nhắc tới, và mặc dù chi phí hay khả năng bền vững của cơ
vii

quan này có thể là một gánh nặng về tài chính, chi phí cho một tổ chức còn non trẻ vẫn
thường lớn hơn rất nhiều. Các cơ quan bầu cử phát triển mạnh được trợ cấp riêng, chủ
động và độc lập về ngân sách nên được coi như là một sự đầu tư cho chất lượng của nền
dân chủ. Điều này nghe có vẻ đúng khi xét về tầm quan trọng của các quyết định mà
EDRB phải đưa ra cho nền chính trị tương lai của một quốc gia. Những quyết định này
có thể bao hàm việc phê chuẩn, sửa đổi hoặc làm vô hiệu kết quả bầu cử cũng như bảo
vệ quyền chính trị của công dân.
Các đảng chính trị và công dân đã chọn những cách thức hợp pháp và công bằng để
giải quyết các tranh chấp chính trị. Kết quả là các EDRB có vai trò ngày càng quan trọng
hơn, đưa ra nhiều phương hướng giải quyết cho sự vi phạm bình đẳng, tự do ngôn luận,
tước quyền bầu cử và tài trợ các cuộc vận động bất hợp pháp, và các vấn đề khác gây cản
trở cho nền dân chủ.
Không nghi ngờ gì, cuốn sổ tay này mà được soạn thảo bởi một nhóm các nhà nghiên

cứu xuất sắc sẽ chứng minh sự hữu ích của nó với những người am hiểu về bầu cử trên
thế giới. IDEA Quốc tế cung cấp tài liệu góp phần làm phong phú thêm sự hiểu biết của
mọi người về tư pháp bầu cử và khơi dậy trí tò mò của người đọc để tiếp tục tìm hiểu
thêm về yếu tố cơ bản này của dân chủ.

María del Carmen Alanis Figueroa
Chánh án Tòa bầu cử Liên bang Mexico
María del Carmen Alanis Figueroa
Chánh án Tòa bầu cử Liên bang Mexico

viii

Lời mở đầu

Các cuộc bầu cử là trọng tâm của tiến trình dân chủ. Bản chất cạnh tranh và chia
rẽ chính trị của các cuộc bầu cử và kỹ thuật phức tạp khiến chúng dễ bị lạm dụng,
lừa dối hay nhận thức sai. Cùng thời điểm, các cuộc bầu cử có thể đạt được mục
đích chính của mình đó là xác định tính hợp pháp cho chính quyền chỉ khi các
cuộc bầu cử ấy được tin tưởng và được nhận định là vô tư và công bằng. Do đó,
luôn luôn tồn tại nhu cầu cần có một cơ chế hiệu quả để ngăn ngừa, giảm thiểu và

giải quyết tranh chấp có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong tiến trình bầu cử; để
giữ và khôi phục lại sự bình đẳng trong thực tế, trong nhận thức của công dân và
những người đại diện của họ.
EJS có khả năng giải quyết các xung đột chính trị qua những cơ chế pháp lý khác
nhau bảo đảm sự tuân thủ pháp luật đầy đủ, góp phần thúc đẩy dân chủ phát triển
hơn. Thậm chí, nếu thiếu vắng một hệ thống để làm giảm và điều chỉnh sự bất bình
đẳng hay nhận thức về sự bất bình đẳng, thì với sự quản lý tiến trình bầu cử tốt nhất
vẫn có thể dẫn tới việc mất lòng tin vào tính hợp pháp của một nền dân chủ.
IDEA Quốc tế đã triển khai thực hiện cuốn sổ tay toàn cầu đầu tiên về tư pháp
bầu cử này nhằm nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của các hệ thống phát triển
mạnh, nhạy bén với hoàn cảnh và được chấp nhận trên toàn quốc; nhằm phân tích
cách thức mà các thiết chế và cơ quan tư pháp bầu cử bảo vệ quyền bầu cử.
Trong khi các sáng kiến của IDEA Quốc tế tìm cách nhắm vào các nguyên nhân
của bạo lực hay tranh chấp liên quan tới tiến trình bầu cử, cuốn sổ tay này nghiên
cứu những cân nhắc về kỹ thuật luật pháp và cấu trúc cần thiết để phòng ngừa
các tranh chấp và nguy cơ tranh chấp nổi lên. Cuốn sổ tay nghiên cứu một loạt hệ
thống giải quyết tranh chấp bầu cử đang được áp dụng trên thế giới; cách những
hệ thống ấy được phân loại và các yếu tố, nguyên tắc cùng những đảm bảo có khả
năng chi phối các hệ thống ấy; và cân nhắc các hệ thống giải quyết tranh chấp tạm
thời có thể đang được sử dụng trong phạm vi của một EJS.

Những ví dụ về các EJS đã được thống nhất xuyên suốt cuốn sổ tay nhằm khám
phá các ứng dụng tiềm năng và lợi ích của một loạt phương pháp hỗ trợ những
người hành nghề trong việc phát triển một hệ thống phù hợp với hoàn cảnh và
thực tế. Những kiến thức so sánh tập hợp trong cuốn sổ tay được mở rộng hơn
tại cơ sở dữ liệu trực tuyến của IDEA Quốc tế (http://www.idea.int/uid), tại đây
những người truy cập có thể cập nhật thông tin bằng cách sử dụng phương pháp
tiếp cận chỉnh sửa giống như wiki, giúp duy trì tính chính xác của thông tin được
đưa ra.
IDEA Quốc tế dự định đem lại những kiến thức phong phú trong cuốn sổ tay
này tới chương trình đào tạo Xây dựng Tài nguyên cho Dân chủ, Quản trị và
ix

Bầu cử (Building Resources for Democracy, Governance and Elections – BRIDGE)
(http://www.bridge-project.org) và tiếp tục chương trình phát triển thông qua
Mạng lưới Kiến thức Bầu cử ACE (http://www.aceproject.org).

Vidar Helgesen
Tổng thư ký IDEA Quốc tế

x

Lời cảm ơn

Một số lượng lớn tổ chức và cá nhân đã đóng góp cho công trình này. Cuốn sổ tay sẽ
không được hoàn thành nếu không có công sức của nhóm quản lí, gồm Paul Guerin,
Adhy Aman, Shana Kaiser and Rushdi Nackerdien. Ngoài tác giả chính, những biên tập
viên và cộng tác viên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới nhóm chuyên gia
đã đóng góp vào sự phát triển của ấn phẩm, gồm: Diane Acha-Morfaw, Raúl Avila, Zsolt
Bártfai, Francesca Binda, Krystian Complak, Peta Dawson, Manohar Singh Gill, Peter
Harris, Jau-Yuan Hwang, Serguei Kouznetsov, Vishakan Krishnadasan, Ralf Lindner,
Ismail Mohamed, Isabelle Ribot, Ali Sawi, Kate Sullivan, José hompson, Saumura
Tioulong, Domenico Tuccinardi và Yuri Zuckermann. Nhiều chuyên gia đã tiến xa hơn
trong việc đóng góp nhằm cải thiện ấn phẩm và giúp nội dung cuốn sách có thêm
chiều sâu bằng chuyên môn và kinh nghiệm cá nhân của mình, bao gồm Ayman Ayoub,
Andrew Ellis, Maarten Half, Joram Rukambe và Gilles Saphy.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến biên tập viên ngôn ngữ Andrew Mash, biên tập
viên bản thảo Eve Johansson và biên dịch Charlie Roberts vì thành quả tuyệt vời của họ.
Nhóm nghiên cứu và hỗ trợ, gồm Melanie Allen, Erika Beckman, Virginia Beramendi,
Ingrid Bäckström-Vose, Luca Di Ruggiero, Henrik Domingo, Maria Gratschew, Erik
Grunde, Mélida Jiménez, Stina Larserud, Nadim Mar’I, Maiko Shimizu và Sara Staino
hỗ trợ không mệt mỏi nhóm quản lí trong việc tăng cường giá trị của cuốn sổ tay này
đối với người đọc. Chúng tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn tới Antonio Spinelli vì những lời
khuyên và sự trợ giúp của ông.
Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn những đóng góp hết sức giá trị của nhiều cơ quan
quản lí bầu cử trên toàn thế giới đã dành thời gian trả lời các cuộc khảo sát và đóng góp
vào cơ sở dữ liệu trực tuyến (được xây dựng làm phần mở rộng của cuốn sổ tay này),
và các trung tâm nghiên cứu cấp khu vực đã phối hợp với IDEA Quốc tế trong việc thu
thập thông tin so sánh giữa các quốc gia, gồm:
Hiệp hội bầu cử Quan chức các nước Trung và Đông Âu (ACEEEO) tại Hungary
Trung tâm Cải cách bầu cử (CETRO) tại Indonesia
Ủy ban Bầu cử Độc lập (CENI) tại Cộng hòa dân chủ Congo
Viện Nghiên cứu bầu cử vì sự bền vững của nền dân chủ tại châu Phi (EISA),
Nam Phi
Viện Giáo dục dân chủ (IED) tại Kenya
Viện Bầu cử Liên bang (IFE) tại Mexico
Hội đồng Bầu cử quốc gia (JNE) tại Peru
Viện Xây dựng nguồn lực trong quản trị dân chủ và bầu cử (RBI) tại Armenia
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới nhóm xuất bản của IDEA, đặc biệt là Lisa
Hagman, Nadia Handal Zander và Lucy Smith.
xi

Mục lục

Lời tựa ......................................................................................................................................III
Lời mở đầu. ..............................................................................................................................V
Lời cảm ơn.............................................................................................................................VII
Từ viết tắt. ............................................................................................................................. XV
Chương 1. Giới thiệu. ..............................................................................................................1
1. Tầm quan trọng và vai trò của tư pháp bầu cử .................................................................1
2. Sự cần thiết của việc thiết kế một hệ thống tư pháp bầu cử phù hợp ...........................4
3. Mục tiêu củaTư pháp bầu cử: Sổ tay IDEA
Quốc tế.......................................................................................................................................5
Chương 2. Tư pháp bầu cử và các khái niệm có liên quan .................................................9
1. Khái niệm tư pháp bầu cử ...................................................................................................9
2. Phát huy các quyền bầu cử ................................................................................................12
a) Quyền bầu cử là gì và chúng được quy định ở đâu? .....................................................12
b) Phương thức bảo vệ quyền bầu cử ..................................................................................16
3. Các hệ thống tư pháp bầu cử và chu kỳ bầu cử ..............................................................18
Chương 3. Ngăn ngừaxung đột bầu cử................................................................................23
1. Giới thiệu.............................................................................................................................23
2. Một hệ thống pháp lý phù hợp .........................................................................................24
3. Phát triển văn hóa chính trị và giáo dục công dân ........................................................25
4. Đồng thuận chính trị về cấu phần của EMB và
EDRB........................................................................................................................................26
5. .Sự hoạt động của EMB và EDRB: chuyên nghiệp, độc lập về chức năng và tuân theo
nguyên tắc
dân chủ.....................................................................................................................................27
6. Quy tắc ứng xử trong bầu cử. ...........................................................................................30
Chương 4. Các cơ chế EDR ...................................................................................................37
1. Giới thiệu.............................................................................................................................37
2. Chế độ cho những thách thức về bầu cử: bãi bỏ,
sửa đổi hoặc thừa nhận sai phạm .........................................................................................39
xii

3. Chế độ trách nhiệm pháp lý bầu cử: áp đặt các chế tài . ...............................................40
a) Luật hình sự bầu cử. ..........................................................................................................43
b) Tiêu chí cho việc pháp điển hóa tội phạm và hành vi vi phạm bầu cử .....................43
c) Ví dụ về tội phạm và hành vi phạm trong bầu cử .........................................................45
d) Cơ quan thẩm quyền phụ trách giải quyết tội phạm và
vi phạm trong bầu cử .............................................................................................................47
e) Xử phạt hành chính đối với vi phạm bầu cử ..................................................................48
f) Các loại tổ chức hoặc người vi phạm bầu cử,
và chế tài hành chính bầu cử ................................................................................................48
g) Vi phạm hành chính được quy định ở một số quốc gia ...............................................49
h) Các phương thức khác ......................................................................................................50
Chương 5. Phân loại chung cho các hệ thống EDR ...........................................................57
1. Giới thiệu.............................................................................................................................57
2. Tiêu chuẩn phân loại hệ thống giải quyết xung đột bầu cử..........................................58
3. Sự phát triển của các hệ thống EDR. ...............................................................................62
a) EDRS ủy thác cho một cơ quan lập pháp hoặc
hội đồng chính trị khác. ........................................................................................................63
b) EDRS ủy thác cho một cơ quan tư pháp.........................................................................68
c) EDRS ủy thác cho một cơ quan quản lý bầu cử với
thẩm quyền tư pháp. ..............................................................................................................75
d) EDRS ủy thác cho một cơ quan lâm thời. ......................................................................78
Chương 6. Các nguyên tắc và bảo đảm của các hệ thống EDR . .....................................83
1. Giới thiệu.............................................................................................................................83
2. Xu hướng quy định các hệ thống EDR tư pháp ............................................................86
3. Các nguyên tắc chỉ dẫn cho EDRB và thiết kế các bảo đảm
cơ chế để củng cố ...................................................................................................................88
a) Sự độc lập của EDRB . .......................................................................................................89
b) Sự độc lập và vô tư của các thành viên
EDRB........................................................................................................................................94
xiii

c) Khuôn khổ trách nhiệm hình sự và trách nhiệm pháp lý của EDRB
và các thành viên. .................................................................................................................109
d) TÍnh liêm chính và chuyên nghiệp của các thành viên EDRB ..................................112
e) Chi phí và sự ổn định của các EDRB ............................................................................114
4. Đảm bảo cơ chế của hệ thống giải quyết xung đột bầu cử .........................................118
a) Tính minh bạch, rõ ràng và trực tiếp trong các quy định
về EDRS .................................................................................................................................119
b) Tiếp cận một hệ thống tư pháp hoàn chính và hiệu quả............................................121
c) Tư pháp bầu cử miễn phí, hoặc dịch vụ ở mức phí hợp lý.........................................123
d) Kịp thời .............................................................................................................................125
e) Quyền bào chữa hoặc điều trần hoặc pháp trình của pháp luật................................128
f) hực hiện đầy đủ và đúng hạn phán quyết và quyết định ..........................................130
g) Sự thống nhất trong giải thích và áp dụng
các luật bầu cử.......................................................................................................................131
Chương 7. Yếu tố cở bản của các hệ thống EDR ..............................................................137
1. Các loại hình khiếu tố......................................................................................................137
a) Khiếu tố hành chính ........................................................................................................137
b) Khiếu tố tư pháp ..............................................................................................................138
c) Khiếu tố lập pháp. ............................................................................................................141
d) Khiếu tố quốc tế...............................................................................................................142
2. Hoạt động có thể bị khiếu tố ..........................................................................................143
a) Hoạt động có thể bị khiếu tố được phân định dựa trên tính chất của
tổ chức có hoạt động hoặc quyết định bị khiếu tố ...........................................................144
b) Hoạt động có thể bị phản dốid dược phân định dựa trên thời điểm
đưa ra khiếu tố. .....................................................................................................................148
3. Vị thế tranh chấp đưa ra khiếu tố...................................................................................160
4. Các giai đoạn đệ trình khiếu tố và các cách giải quyết chúng....................................162
5. Bằng chứng........................................................................................................................165
a) Gánh nặng bằng chứng ...................................................................................................165
xiv

b) Phương tiện bằng chứng.................................................................................................165
c) Hệ thống đánh giá bằng chứng. .....................................................................................166
6. Giải pháp có sẵn từ các khiếu tố kết quả bầu cử ..........................................................169
a) Sửa đổi kết quả bầu cử với khả năng thay đổi
người chiến thắng.................................................................................................................170
b) Bãi bỏ cuộc bầu cử...........................................................................................................178
c) hu hồi cuộc bầu cử của một ứng cử viên do không đạt
yêu cầu hợp lệ .......................................................................................................................180
7. Các nguyên tắc thống nhất và việc sử dụng hết mọi phán quyết
hoặc quyết định ....................................................................................................................180
Chương 8. Các cơ chế EDR thay thế..................................................................................183
1. Giới thiệu...........................................................................................................................183
2. Sự phát triển của các phương thức giải quyết xung đột thay thế...............................184
3. Cơ chế AEDR thường trực tồn tại song song cùng
các cơ chế EDR .....................................................................................................................185
a) Các bước quan trọng trong tiến trình AEDR...............................................................185
b) Các quốc gia giàu kinh nghiệm về
các cơ chế AEDR thường trực ............................................................................................188
4. Các cơ quan AEDR lâm thời như một cơ chế
giải quyết xung đột bầu cử cụ thể ......................................................................................190
a) Các cơ quan AEDR lâm thời được quy định như là một
phương thức giải quyết trong quốc gia..............................................................................190
b) Các cơ quan AEDR lâm thời quốc tế. ...........................................................................192
Các bảng
1.1. Một số quy tắc chủ chốt của các hệ thống tư pháp bầu cử ........................................2
1.2. Nội dung và kết cấu của cuốn Sổ tay này .....................................................................7
4.1. Hệ thống EDR ................................................................................................................38
4.2. Các dạng hành vi bị cho là vi phạm luật bầu cử trong các hệ thống pháp luật khác
nhau
45
xv

6.1. Ưu, nhược điểm của các hệ thống tư pháp bầu cử khác nhau

...........................133

7.1. . Giới hạn thời gian cho việc gửi khiếu tố về kết quả bầu cử nghị viện: một số ví dụ.
162
Các biểu
1.1. Các yếu tố quan trọng của một hệ thống tư pháp bầu cử . .........................................4
2.1. Các khía cạnh của tư pháp bầu cử . ...........................................................................10
2.2. Ví dụ về các văn kiện nhân quyền quốc tế mà quy định các quyền bầu cử............13
2.3. Các quyền bầu cử chủ chốt ...........................................................................................14
2.4. Vòng bầu cử . ..................................................................................................................18
Các hộp
2.1. Nghĩa vụ quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp bầu cử
(Avery Davis-Roberts) . .........................................................................................................15
2.2. Các dạng cơ quan có trách nhiệm bảo vệ các quyền bầu cử ....................................17
3.1. Việc làm quen với các tiến trình bầu cử ở Bhutan
(Deki Pema) ............................................................................................................................26
3.2. Burkina Faso: sự chi phối của đảng chính trị với tiến trình bầu cử và việc giám sát
tiến trình (Augustin Loada) ..................................................................................................28
3.3. Bộ quy tắc đạo đức của ngành tư pháp ở Liên bang Mexico ...................................31
3.4. .... Bộ quy tắc đạo đức cho cao uỷ và cán bộ của Uỷ ban giải quyết khiếu nại bầu cử
của Cộng hoà Hồi giáo Afghanistan (ECC) .......................................................................32
4.1. Các dạng khiếu tố bầu cử . ...........................................................................................40
4.2. Xử lý các vi phạm bầu cử ...............................................................................................44
4.3. Hiệu quả của các biện pháp cấm vận tài chính có thể khác nhau trong các bối cảnh
khác nhau ..............................................................................
50
4.4. Học tập kinh nghiệm: sự phát triển của hệ thống EDR ở
Bhutan (Deki Pema)...............................................................................................................51
5.1. Tuyên bố về các yếu tố bảo đảm bầu cử tự do và công bằng, thông qua bởi Hội đồng
Liên nghị viện năm 1994 .......................................................................................................57
5.2. Phân loại chung các hệ thống EDR ............................................................................60
5.3. Một hệ thống EDR: những vi phạm của nghị viện ở Pháp trước năm 1958 .........64
xvi

5.4. Một hệ thống EDR kết hợp hành pháp-lập pháp ở Argentina ... 66
5.5. Vụ Luis Patti: Argentina ................................................................................................67
5.6. Một hệ thống EDR kết hợp tư pháp-lập pháp ở Đức: kiểm soát của hành pháp và
lập pháp với các cuộc bầu cử (Ralf Lindner) . ....................................................................71
5.7. Khiếu tố của công dân ở Colombia .............................................................................73
6.1. Các nguyên tắc định hướng cho việc thiết kế EDRB từ việc xây dựng các bảo đảm
cấu trúc
89
6.2. Những bảo đảm về tính độc lập của EDRBs ..............................................................90
6.3. Guatemala .......................................................................................................................93
6.4. Những bảo đảm về tính độc lập và tính vô tư của các thành viên EDRB ..............94
6.5. Các quy tắc hiến định về tính độc lập của các thành viên
EDRB ......................................................................................................................................95
6.6. Lời thề nhậm chức của một Chánh án Toà án Hiến pháp .......................................96
6.7. Đại diện về sắc tộc trong EDRB thiết lập sau xung đột ở Bosnia and Herzegovina
(Zoran Dokovic) .....................................................................................................................97
6.8. Các hệ thống tuyển chọn hoặc đề cử thành viên của
EDR ........................................................................................................................................98
6.9. Khuôn khổ về trách nhiệm giải trình và tính tin cậy của EDRB và các thành viên
của nó ...................................................................................................................................110
6.10.Tư pháp bầu cử và tư pháp điện tử: một sự kết hợp logic? Những kinh nghiệm của
Brazil và Indonesia
(Domenico Tuccinardi and Adhy Aman) . .......................................................................115
6.11. Các bảo đảm thủ tục và nguyên tắc về tính hiệu quả và hiệu lực của các hệ thống
EDR .......................................................................................................................................119
6.12. Bhutan: giới thiệu một hệ thống mới với người dân
(Deki Pema) ..........................................................................................................................120
6.13. Tác lực có thể của các loại phí với số lượng khiếu tố:
trường hợp Japan (Maiko Shimizu) . .................................................................................124
6.14. Vụ ‘Richmond’: Vương quốc Anh (Andrew Ellis).................................................124
6.15. Khiếu tố kết quả các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý quốc gia ở Pháp (Andrew
Ellis) .......................................................................................................................................128
xvii

6.16. Các yếu tố cốt lõi trong thủ tục của EDR ..............................................................129
7.1. ..............................Các dạng toà án có trách nhiệm giải quyết những khiếu tố bầu cử
139
7.2. Phân loại các dạng khiếu tố bầu cử .........................................................................139
7.3. ................................................................Giải quyết tranh chấp bầu cử ở Liên bang Nga
(bao gồm các khiếu tố với việc không hành động theo trách nhiệm của EMB)
(Sergueï Kouznetsov) ...........................................................................................................140
7.4. Những hành động có thể bị khiếu tố ......................................................................144
7.5. Những khiếu tố về các quyết định của các cơ quan khác ngoài các cơ quan bầu cử
144
7.6. Hungary: giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc sử dụng truyền thông trong
các chiến dịch bầu cử .........................................................................................................147
7.7. Phe đối lập ở Cambodia ..............................................................................................149
7.8. Bỏ phiếu điện tử và giải quyết tranh chấp bầu cử ở California
(Avery Davis-Roberts) . .......................................................................................................167
7.9. Các biện pháp xử lý trong việc khiếu tố kết quả bầu cử .......................................170
8.1. Chương trình quản lý xung đột của Hội đồng bầu cử độc lập của Nam Phi (Joram
Rukambe). .............................................................................................................................184
8.2. Các cơ chế EDR thay thế . ...........................................................................................186
8.3. Vụ ‘Winchester’: Vương quốc Anh (Andrew Ellis) ................................................186
8.4. AEDR ở Cambodia (Denis Truesdell) . .....................................................................188
8.5. Hoa Kỳ: từ EDR tập trung đến phi tập trung.
(Tracy Campbell) . ................................................................................................................191
Phụ lục
A. Chú thích ..........................................................................................................................195
B. Tài liệu tham khảo và đọc thêm ....................................................................................207
C. Về các tác giả ....................................................................................................................213
D. Khái quát về IDEA Quốc tế ...........................................................................................218
Mục lục ..................................................................................................................................221
ADR............................................................................................. giải quyết xung đột thay thế
xviii

Các từ viết tắt

AEDR ..............................................................................giải quyết xung đột bầu cử thay thế
CEC .................................................................................. Hội đồng bầu cử làng (Cambodia)
DRE .....................................................................................................thiết bị ghi âm trực tiếp
ECC ............................................................................. Hội đồng giải quyết khiếu nại bầu cử
EDR ............................................................................................ giải quyết tranh chấp bầu cử
EDRB........................................................................... cơ quan giải quyết tranh chấp bầu cử
EDRM ............................................................................ cơ chế giải quyết tranh chấp bầu cử
EDRS ..........................................................................hệ thống giải quyết tranh chấp bầu cử
EJS...................................................................................................... hệ thống tư pháp bầu cử
EMB..................................................................................................... cơ quan quản lý bầu cử
HAVA .............................................................................. Đạo luật hỗ trợ bầu cử của Hoa Kỳ
ICT ...................................................................................công nghệ thông tin, truyền thông
IDEA ......................................................................... Viện quốc tế hỗ trợ dân chủ và bầu cử
NEC .............................................................................. Ủy ban bầu cử quốc gia (Cambodia)
NGO ...................................................................................................... tổ chức phi chính phủ
OAS ............................................................................................... Tổ chức các nước châu Mỹ
OSCE ...........................................................................Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu
PEC .......................................................................... Uỷ ban bầu cử địa phương (Cambodia)
SADC ................................................................. Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi
SoS ........................................................................................................................ Ngoại trưởng
TSE ............................................................................................................... Toà bầu cử tối cao
UK ................................................................................................................. Vương quốc Anh
USA .................................................................................................................................Hoa Kỳ

xix

1

CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 1

xx

Giới thiệu

1. Tầm quan trọng và vai trò của tư pháp bầu cử
1. Tư pháp bầu cử, trong thuật ngữ chung, liên quan tới các phương thức và cơ chế:
• Cho việc đảm bảo rằng mỗi hoạt động, thủ tục tố tụng và quyết định liên quan tới
tiến trình bầu cử đều tuân thủ theo luật (theo hiến pháp, hiến chương, các văn bản
và công ước quốc tế, và tất cả các quy định khác); và
• Cho việc bảo vệ hoặc khôi phục lại niềm tin vào quyền bầu cử, giúp những người
cho rằng quyền bầu cử của họ đã bị xâm hại có thẩm quyền khiếu tố, được tham
dự phiên điều trần và được phán quyết về vấn đề.
2. Trong cuốn sổ tay này, khái niệm tư pháp bầu cử phân tích sâu hơn các phương thức
và cơ chế đảm bảo các tiến trình bầu cử không bị ảnh hưởng bởi các quy tắc tùy tiện
trong bầu cử, và bảo vệ quyền bầu cử. Các cơ chế tư pháp bầu cử bao gồm các phương
thức ngăn ngừa và giải quyết những tranh chấp bầu cử thông qua các thiết chế và cơ chế
chính thức, không chính thức hay giải pháp thay thế. Bất kì quy tắc tùy tiện nào trong
tiến trình bầu cử đều có thể gây ra tranh chấp. Trong số những cơ chế giải quyết tranh
chấp bầu cử, nên có sự phân biệt giữa:
a. những cơ chế đưa ra cách giải quyết chính thức hoặc khắc phục được về bản chất
những thách thức cho bầu cử, trong đó bao gồm bãi bỏ, sửa đổi hoặc không thừa
nhận những quy tắc tùy tiện;
b. những cơ chế tài phán, bao gồm việc áp dụng một hình phạt cho người gây ra, một
tổ chức hoặc một cá nhân chịu trách nhiệm cho việc làm sai quy tắc bầu cử, chẳng
hạn như trách nhiệm hành chính và hình sự liên quan tới cuộc bầu cử; và
c. những cơ chế giải quyết tranh chấp bầu cử lâm th