Coffee Implementation Guide (Vietnamese)

Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất Cà phê
Dành cho các nông hộ nhỏ tại Việt Nam

Dựa trên Bộ tài liệu “Tiêu chuẩn Nông nghiệp Bền vững”
của Tổ chức Mạng lưới Nông nghiệp Bền vững (SAN)

Lời Cảm Ơn
Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất Cà phê này được xây dựng, in ấn và phân phối vớ i sự hỗ trợ của Công ty
TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam ( ACOM), Tổ chức Tài Chính Quốc Tế (IFC), và Tổ chức Rainforest
Alliance (RA).

Tác giả:
Reiko Enomoto, Quản lý đào tạo tăng cường năng lực, Rainforest Alliance

Biên tập và đóng góp về kỹ thuật:
Đặng Thị Thu Hồng, Chuyên viên Chương Trình, IFC
Serge Mantienne, Giám đốc, SMS-ACOM
Phạm Thị Tường Vinh, Điều phối viên quốc gia, Rainforest Alliance
Ngô Quang Hưng, Quản lý, SMS-ACOM
Đại di ện thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng
Các nhân viên thuộc SMS- ACOM


Hình ảnh:
IFC
ACOM
RA

* Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nông dân đã cho phép chúng tôi chụp hình để sử dụng trong tài
liệu hướng dẫn này.

Chịu trách nhiệm in ấn:

© 2011 Rainforest Alliance
Bản quyền tài liệu đã được bảo hộ

Giới thiệu

Chương 1:
Quản lý sâu bệnh
tổng hợp


Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất Cà phê
Dành cho các nông hộ nhỏ tại Việt Nam

Ch ương 2:
Sử d ụng hóa ch ất an toàn

Chương 3:
Quản lý chất thải

Chương 4:
Bảo tồn hệ sinh thái

Chương 5:
Bảo tồn nước

Chương 6:
Bảo tồn đất

Chương 7:
Điều kiện sống

và làm việc tốt

Chương 8:
Quản lý nông trại

1

Cà phê là một trong những nông sản quan trọng nhất của Việt Nam, đem lại nguồn thu nhập
chủ yếu cho số lượng lớn nông hộ. Chúng ta mong muốn ngành cà phê phát triển lâu dài, tuy
nhiên hiện tại còn một số tập quán canh tác chưa bền vững.

Một số tập quán canh tác này gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn n ước, đất và bóc lột công nhân nên
không thể kéo dài. Điều quan trọng là người sản xuất cần chịu trách nhiệm sản xuất theo cách
bền vững.
Làm thế nào để các nông hộ sản xuất cà phê theo
hướng bền vững? Tài liệu "Hướng dẫn Sản xuất Cà
phê" này sẽ giới thiệu các kỹ thuật đơn giản và thực
tế giúp canh tác cà phê bền vững cho các nông hộ
trồng cà phê ở Việt Nam.
Nội dung tài liệu hướng dẫn này dựa trên bộ tài liệu

"Tiêu chuẩn Nông nghiệp Bền vững" xuất bản vào
tháng 7/2010 của Tổ chức Mạng Lưới Nông nghiệp
Bền vững (SAN). Bộ Tiêu chuẩn này bao gồm tất cả
các lĩnh vực quan trọng cho việc canh tác bền vững.
Đây là tài liệu cơ bản cho các nông hộ muốn đạt được
chứng nhận của Rainforest Alliance.

2

Để đạt được chứng nhận chương trình Rainforest cần tuân thủ các điều kiện
tối thiểu như sau:
Tuân thủ 80% tất cả các tiêu chí (tất cả có 99 Tiêu chí)
Tuân thủ 50% của mỗi Nguyên tắc (có 10 Nguyên tắc)
Tuân thủ tất cả các tiêu chí bắt buộc (có 15 Tiêu chí)
Đối với nông hộ, có nhiều tiêu chí không áp dụng. Trong tài liệu
hướng dẫn này, chúng ta sẽ tập trung vào các tiêu chí quan trọng áp
dụng được cho nông hộ. Xin lưu ý tài liệu này không đề cập đến tất
cả các tiêu chí hay tất cả các nguyên tắc của Bộ Tiêu chuẩn, cũng
như không áp dụng cho các nông trường lớn.


Tài liệu hướng dẫn này bao gồm 8 chương, mỗi chương tương ứng với một Nguyên tắc của
Bộ Tiêu chuẩn.
Chương 1:
Quản lý
sâu bệnh t ổng h ợp

Chương 5:
Bảo tồn nước

Trang 4

Trang 15

Tương ứng với Nguyên tắc 8

Tương ứng với Nguyên tắc 4

Chương 2:
Sử dụng hóa chất an toàn


Chương 6:
Bảo tồn đất

Trang 7

Trang 18

Tương ứng với Nguyên tắc 6

Tương ứng với Nguyên tắc 9

Chương 3:
Quản lý chất thải

Chương 7:
Điều kiện sống và
làm việc tốt

Trang 11


Trang 19

Tương ứng với Nguyên tắc 10

Tương ứng với Nguyên tắc 5

Chương 4:
Bảo tồn hệ sinh thái

Chương 8:
Quản lý nông trại

Tương ứng với Nguyên tắc 2

Trang 12

Trang 21

Tương ứng với Nguyên tắc 1


3

Để giúp cây cà phê khỏe và cho năng suất cao, cần phải phòng trừ các loại sâu bệnh hại một cách
thích hợp. Chương này giúp bạn biết cách quản lý sâu bệnh hại theo hướng phát triển bền vững.

Triệu chứng: Dấu hiệu đầu tiên là mặt dưới lá có xuất hiện nhiều chấm tròn nâu vàng, sau một tuần các
chấm này phủ một lớp bột màu vàng và chuyển thành các đốm tròn lớn hơn, đồng thời mặt trên lá xuất
hiện nhiều chấm tròn nâu vàng. Sau đó, lá rụng hàng loạt; nếu không có biện pháp kịp thời thì cây sẽ chết
do nhiễm bệnh nặng. Ở vùng Tây Nguyên, bệnh rỉ sắt thư ờng phát triển vào tháng bảy/ tháng tám và cao
điểm vào tháng mười/ tháng mười một.

Phòng trừ: Cách tốt nhất để phòng bệnh là áp dụng các biện
pháp canh tác tốt giúp cây khỏe mạnh: chọn giống kháng
bệnh, làm cỏ, bón phân cân đối và tỉa cành. Nếu cây nhiễm
bệnh, cần cắt bỏ phần cành lá có vết bệnh, gom và đốt để
tránh lây lan. Nếu cây bị nhiễm bệnh nặng, cần đào bỏ và đốt
để tránh nấm bệnh lan truyền lây cho các cây khác trong nông
trại cà phê.

Triệu chứng: Các loại tuyến trùng gây hại cho cây cà phê

do làm tổn thương bộ rễ, ngăn cản cây hút dinh dưỡng và
nước. Bi ểu hiện phổ biến là cây chậm phát triển, thối rễ,
vàng lá và rụng trái.
Phòng trừ: Cách tốt nhất để phòng bệnh là áp dụng các
biện pháp canh tác tốt:
1. Làm cỏ: nên phát cỏ chứ không làm cỏ trắng;
2. Bón phân cân đối: tăng cường phân hữu cơ và vi sinh;
3. Tạo hình và tỉa cành thông thoáng;
4. Không áp dụng phương pháp tưới tràn vì sẽ làm lây lan mầm bệnh;
5. Nếu cây bị nhiễm bệnh nặng, cần đào bỏ và đốt để tránh nấm bệnh lan truyền
lây cho các cây khác. Lưu ý nên trồng cây ngắn ngày họ đậu ở khu vực nhổ bỏ
cà phê bị bệnh tuyến trùng khoảng hai năm để giúp phục hồi chất lượng đất
trước khi trồng l ại.

4

Triệu chứng: Rệp sáp là loài côn trùng nhỏ phủ một lớp sáp có màu
trắng xốp, sống thành đàn. Chúng bám chặt vào các ngọn non, rễ cây,
chùm trái non để hút nhựa dẫn đến làm vàng lá và rụng quả. Ngoài ra,
rệp sáp còn tiết ra một loại chất giống mật ong gây thu hút kiến và làm

nấm bệnh phát triển. Do đó, chúng ta thường thấy hai loài côn trùng này
thường sống cộng sinh.

Phòng trừ: Cách tốt nhất để phòng bệnh là áp dụng các biện pháp canh tác tốt: làm cỏ, cắt tỉa
cành thông thoáng, tưới đủ nước, trồng cây che bóng và bón phân cân đối. Khi nhiễm bệnh nhẹ,
có thể tưới nước với áp lực mạnh làm giảm mật độ rệp, tỉa bỏ và đốt các chùm quả, cành cà phê
bị rệp phá hại nặng để tránh lây lan.

Triệu chứng: Mọt đục cành gây hại chủ yếu ở
những cành tơ làm cành khô và chết. Biểu
hiện là lá héo, ở giai đoạn nhiễm nặng, cành
dễ bị gãy do mọt tấn công và tạo ra rãnh sâu
màu đen trong cành. Ở vùng Tây Nguyên,
bệnh thường phát triển vào tháng chín/tháng
mười và cao điểm vào tháng mười hai/tháng
giêng.

Phòng trừ: Cách tốt nhất để phòng bệnh là áp dụng các biện pháp canh tác tốt: làm cỏ, cắt tỉa
cành thông thoáng, tưới đủ nước, trồng cây che bóng và bón phân cân đối. Nên thăm vườn
thường xuyên để phát hi ện kịp thời các cành bị mọt đục để cắt bỏ (cách lỗ đục 5-10 cm), gom và

đốt ngay để ngăn chặn sự lây lan của mọt.

Các nông hộ cần xem xét cẩn thận việc sử dụng hóa chất nông nghiệp và chỉ xem đây là biện pháp
cuối cùng.
Không sử dụng các loại thuốc trong Danh mục cấm của Tổ Chức Y
tế Thế Giới;
Hạn chế sử dụng các loại thuốc trong Danh mục Nhóm I và II của Tổ
Chức Y tế Thế Giới;
Lưu trữ chứng từ sử dụng hóa chất nông nghiệp và cập nhật lượng
hóa chất tồn trữ;
Áp dụng các biện pháp an toàn lao động khi sử dụng theo khuyến
cáo ở Chương 2.

5

Việc tỉa cành rất quan trọng nhằm giúp cây cà phê khỏe và đạt năng suất cao. Tỉa cành mang lại các lợi
ích sau:
1. Giúp ngăn chặn sự phát triển sâu bệnh nhờ vườn cây thông thoáng
nhận nhiều ánh sáng giúp quang hợp tốt hơn;
2. Giúp điều hòa và ổn định sản lượng quả;
3. Ngăn ngừa bệnh khô cành, khô quả do để cà phê đậu trái quá nhiều;
4. Cành cây tỉa ra sẽ tạo ra chất mùn giúp giữ ẩm và chống xói mòn đất.
Khi mùn bị phân hủy sẽ tạo ra thêm phân bón hữu cơ cho đất.

Cách cắt:
Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành
khô, cành tăm, cành mọc
ngược, chồi vượt và cành vô
hiệu.

Cây che bóng bảo vệ cây cà phê nhờ:
1. Làm giảm mức độ bốc hơi nước;
2. Giúp cân bằng việc ra hoa và tăng trưởng của
cây làm nâng cao chất lượng quả;
3. Giúp đất màu mỡ (cây họ đậu dùng làm cây
che bóng tăng độ màu mỡ của đất đáng kể
nhờ hút chất dinh dưỡng trong không khí và
cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu cơ);
4. Giảm tác động xấu của gió;
5. Phòng chống việc xói mòn đất.

Danh sách cây che bóng dùng cây bản địa được
mô tả ở Chương 4. Ngoài ra, còn có một số loại
cây che bóng khác được sử dụng phổ biến như
cây muồng hoa vàng, cây cốt khí …

Để nông trại cà phê kháng được dịch
bệnh, bà con cần chọn giống chịu được
sâu bệnh tốt và có năng suất cao. Viện
Nghiên cứu WASI vừa qua có nghiên cứu
chọn ra một số giống mới kháng được
bệnh rỉ sắt và có năng suất cao. Trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có ba loại giống
phổ biến nhất là TR4 ,TR9 và TR11.

6

Trồng giống kháng sâu bệnh đã chọn lọc

Các nông trại đã chứng nhận không thực hành canh tác làm ảnh hường xấu đến sức khỏe
của mình và những người chung quanh. Khi sản xuất rau quả và chăn nuôi, bạn cần sử
dụng hóa chất đúng cách và bảo quản an toàn, nhằm bảo vệ cho bản thân, gia đình và
những người chung quanh.

Không thể phun thuốc mà không
sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ
cá nhân vì:

Bạn sẽ hít hóa chất qua mũi
và miệng.
Dung dịch hóa chất sẽ thấm
ướt tay bạn và ngấm qua da.

Nếu bị rò rỉ, hóa chất sẽ làm
ướt quần áo và thấm vào cơ
thể.

Đây là tiêu chí chủ chốt.
Nếu không tuân thủ tiêu chí
này sẽ ảnh hưởng đến việc cấp
chứng nhận của cả nhóm.

Nếu không mang ủng, hóa
chất cũng sẽ thấm vào chân.

Mặt nạ lọc hóa chất
(không phải là mặt nạ
che bụi vì sẽ không
lọc hóa chất được)
Mắt kính bảo
vệ mắt
Áo mưa hay
dụng cụ che
lưng
Mặt nạ
chống bụi

Chống thấm nước
toàn bộ

Lưu ý: Tất cả các bộ
phận trên cơ thể của
bạn cần được che phủ.

Găng tay cao
su

Ủng nhựa chịu
hóa chất
(Urethane)
Tạp dề làm từ bao nhựa (được đề nghị dùng để tăng cường bảo
vệ nếu các dụng cụ trên và áo mưa không che được hết chân)
Lưu ý: Để làm tạp dề, dùng bao nhựa chuyên đựng các sản
phẩm không phải là hóa chất (như ngũ cốc...); không sử dụng
bao đựng phân bón.

Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân không những quan trọng khi phun thuốc cho rau quả mà còn
cần thiết khi phun cho gia súc và khi bón phân.

Khi bón phân, tối
thiểu cần mang
găng và ủng.

Việc gì sẽ xảy ra nếu bạn chứa hóa chất trong nhà? Khói bụi hóa chất độc hại bay ra sẽ từ từ
gây hại đến sức khỏe gia đình bạn.

Các ví dụ minh họa cách chứa hóa chất trong thùng
kim loại. Cần phải khóa lại. Không nên để hóa chất
trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Nếu bạn chứa hóa chất trong
phòng ngủ, trẻ con có thể uống
nhầm vì nghĩ là đồ uống.

Hóa chất

Nếu bạn chứa hóa chất ở nơi không có khóa, trẻ nhỏ có
thể tìm thấy khi chơi hoặc người ngoài có thể lấy trộm.
Bảo quản hóa chất nông nghiệp không đúng cách sẽ
gây hậu quả nghiêm trọng vì có thể gây chết người trong
gia đình mình.
Hóa chất

Tốt hơn là chỉ nên mua lượng hóa chất vừa đủ dùng và sử dụng ngay, không nên chứa
hóa chất tại nông trại. Trong trường hợp bạn cần chứa hóa chất còn dư, dưới đây là một
số điểm quan trọng khi lưu trữ hóa chất nông nghiệp và một số ví dụ về việc lưu trữ tại
nông hộ.

1. Kích cỡ và cấu trúc:
Nếu chỉ cần chứa một vài lọ hóa
chất thì không cần thiết phải xây
một “nhà” hay “phòng” kho. Một
thiết kế nhỏ gọn hơn sẽ thích hợp
cho nông hộ nhỏ. Chẳng hạn, bạn
có thể cải tiến một thùng phuy hay
hòm kim loại, một đồ dùng trong
nhà cũ để chứa hóa chất. Điều
quan trọng là bạn không để hóa
chất trong nhà mình.
Dụng cụ để chứa hóa chất làm từ phuy kim loại

2. Vật liệu chống thấm nước:
Bạn có thể làm kho chứa bằng
các vật liệu sẵn có và chống
thấm. Mái nhà cần chắc chắn và
không thấm nước, nếu tường
làm bằng gỗ, cần phải phủ tấm
nhựa để hóa chất không ngấm
vào gỗ.

Bên trong kho chứa bằng gỗ, nên
che phủ bằng tấm nhựa.

3. Khóa:
Kho chứa hóa chất cần được khóa và giữ
chìa khóa cẩn thận. Điều này rất quan trọng
để ngăn ngừa trẻ nhỏ mở kho hoặc người
ngoài lấy trộm hóa chất bên trong kho.

4. Biển cảnh báo:
Cần đặt các biển cảnh báo tại nơi chứa hóa
chất để nhắc nhở mọi người khu vực có hóa
chất độc hại.

Các kệ gỗ lót tấm nhựa

Khi xịt hóa chất, cần bảo đảm không ai đi ngang qua có thể bị ảnh hưởng bởi hơi hóa chất.
Để tránh được việc này, cần trồng các hàng rào thực vật xung quanh nông trại cà phê của
bạn. Hàng rào thực vật đồng thời thúc đẩy đa dạng sinh học và kết nối hệ sinh thái trên
nông trại của bạn.

9B

Nếu gia đình bạn hay công nhân sống trên nông trại, cần phải tạo ra một khoảng cách giữa
nhà ở và khu vực sản xuất. Nếu nông trại cà phê hay vườn rau quả ở sát bên nhà ở, mọi
người sống trong nhà và trẻ em chơi quanh nhà có thể bị ảnh hưởng bởi hóa chất. Bạn có
thể ngăn ngừa việc này nhờ tạo ra khoảng cách nhất định và trồng hàng rào thực vật.

Khoảng cách giữa nhà ở và nông trại cà phê

nông trại
cà phê

Chất thải có thể mang lại lợi ích nếu bạn sử dụng
hay tái chế lại. Việc quản lý rác thải không đúng sẽ
gây ra ô nhiễm không khí, nước và đất tại nông trại
mình. Nếu bạn đốt rác thải nhựa hay các chai thuốc
trừ sâu đã dùng, khí độc sẽ lan tỏa và gây hại đến
sức khỏe của gia đình bạn.
Chúng ta hãy quản lý rác thải đúng cách để tạo ra
một môi trường sạch sẽ và lành mạnh ở nông trại.

Rác thải của nhà bếp hay phân súc vật có thể ủ để làm
phân hữu cơ. Khi ủ phân, cần lưu ý đảo trộn 2-3 tuần
một lần để thoát khí và bảo đảm giữ nhiệt độ đủ cao cho
việc ủ phân.

Rác thải bằng nhựa hay bao bì đựng thuốc trừ sâu đã sử dụng cần thu gom để tách
biệt. Rửa vỏ bao bì đựng hóa chất ba lần, đóng nút lại và thải bỏ theo đúng quy định
không làm ô nhiễm môi trường.

Thùng đựng rác thải nhựa

Bao đựng rác thải nhựa

Nếu trong nông trại của bạn có các khu vực như sau thì đó là các hệ sinh thái quan trọng
cần được bảo vệ:
Khu vực trồng các loại cây bản địa
Khu vực có các cây trồng hay động vật quý
hiếm có nguy cơ bị diệt chủng
Sông
Suối
Vùng đất ngập hay đầm lầy
Vườn quốc gia hay khu vực bảo tồn được
nhà nước công nhận.
Những khu vực này cần được bảo vệ vì chúng
giúp duy trì sự đa dạng sinh học của các chủng
loài quan trọng. Nếu mất đi những khu vực này
sẽ gây hại nghiêm trọng đến môi trường như
mất đi các loài sinh vật bản địa và quý hiếm,
làm xói mòn đất và ô nhiễm nguồn nước. Vì
vậy, không được chuyển các khu vực này
thành nơi trồng cà phê.
Không phá hoại hệ
sinh thái là một
tiêu chí chủ chốt.

Để bảo vệ các khu vực trên, cần nghiêm cấm việc lấy củi, săn bắt động vật hoang dã,
canh tác hay phun xịt hóa chất. Cần thông báo rõ điều này đến tất cả công nhân và các
thành viên trong gia đình.

Nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học của khu vực bảo tồn, cần trồng các loại cây bản địa
xung quanh nông trại cà phê của bạn, quanh các nguồn nước và các khu vực có độ dốc
cao. Việc trồng cây bản địa mà không phải các giống ngoại nhập rất quan trọng, vì các loài
cây bản địa thích nghi tốt nhất với điều kiện khí hậu và đất đai của địa phương, và đóng vai
trò chủ chốt tạo ra sự đa dạng sinh học.

Bạn có thể tự mình làm một vườn ươm giống các cây
bản địa

Trồng các cây bản địa

Cây muồng đen (Cassia siamea)
Cây bồ kết gai (Leucaena Glauca)
Cây đậu săng (Cajanus cajan)
Cây keo giậu (Leuaena leucocephala)
Cây tre (Bamboo)

Cần tạo vùng đệm giữa khu vực cần bảo tồn và nông trại cà phê để ngăn không cho hóa
chất và hoạt động sản xuất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến khu vực bảo tồn.

Vùng đất
đầm lầy

Vùng
đệm

Nông trại
cà phê

Nông trại
cà phê

Rừng
Vùng
đệm

Để các loài động vật và chim di chuyển từ nơi này sang nơi khác, cần có rừng để nối kết.
Nếu rừng không kết nối với nông trại cà phê, sinh vật không thể di chuyển tự do. Nếu
nguồn nước không nối kết với rừng thì động vật không tiếp cận được.

Di trú tự do của chim chóc và động vật

Rừng kết nối giúp chim chóc và động vật có thể di trú.

Di trú hạn chế

Di trú hạn chế

Rừng bị phá hoại và không kết nối với nông trại sẽ ngăn chim chóc và động vật không thể di trú.

Để kết nối các hệ sinh thái, bạn có thể trồng
cây ở ngoài biên nông trại để kết nối nông
trại với rừng, hay bảo tồn các hành lang
rừng hiện có.

Các mảnh rừn g được kết nối.

Nước rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta và cho sản xuất nông nghiệp. Ở chương
này, chúng ta sẽ học cách giữ cho nguồn nước sạch và bảo vệ nguồn nước.

Sau khi phun hóa chất, bạn cần rửa dụng cụ phun và
giặt bảo hộ cá nhân. Nước sau khi rửa dụng cụ và giặt
bảo hộ cá nhân sẽ có lẫn hóa chất độc hại; vì vậy, nếu
không xử lý đúng cách, sẽ làm ô nhiễm môi trường.

Dụng cụ phun xịt không được rửa ở sông,
suối hay ao hồ.

Sau khi phun thuốc vườn rau, nhớ rửa
dụng cụ và dùng nước rửa tưới lại
vườn.

Sau khi phun thuốc cho gia súc, cần
rửa dụng cụ và đổ nước rửa vào hố
xử lý. Hố xử lý có chứa than để lọc
nước. Không nên đốn cây bản địa để
làm than.

Hố xử lý có chứa than để lọc
nước.

Lưu ý: Cần giặt quần áo bảo hộ sau khi phun thuốc. Việc
xử lý nước thải cũng theo cách tương tự như trên.

Giặt áo quần trên sông sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Đổ
nước bẩn rửa nhà bếp ra ngoài cũng làm ô nhiễm môi
trường và tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Cần quản lý
nước thải sinh hoạt thích hợp.

Có thể đổ nước thải sinh hoạt với khối lượng nhỏ,
vào kênh đào ở vườn sau nhà. Có thể trồng chuối
và cây bạc hà ở đây vì chúng hấp thụ nước tốt.

Nước thải
Đổ nước thải sinh hoạt vào kênh đào ở
vườn sau nhà.

Kênh

Cây chuối

Cây bạc hà

Nếu nước đọng trên mặt vườn, có thể do nước thải quá nhiều nên
không thấm hết vào đất hoặc kết cấu đất không thấm hút nước tốt.
Trong trường hợp này, bạn có thể lắp thêm một ống nước đặt ngầm
dưới đất để nước thải đi thẳng xuống đất mà không đọng trên mặt
đất trong vườn.

Ống nước
(dài khoảng 1m)

Không nên trồng cà phê hay rau màu gần nguồn nước. Khi bạn phun xịt thuốc trừ sâu hay
trừ cỏ, hóa chất chảy trôi thấm vào nước gây ô nhiễm nước. Trồng cà phê gần nguồn
nước còn làm rửa trôi đất vào nguồn nước. Hãy giữ khu vực đất đai quanh nguồn nước
được bao phủ bởi các loài thực vật tự nhiên.

Nước rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta, vì vậy
chúng ta phải có trách nhiệm bảo quản nước để đủ
cung cấp cho sinh hoạt. Hứng nước mưa để sử dụng là
cách làm vừa hiệu quả vừa tiết kiệm. Bạn có thể lấy
nước mưa chảy từ trên mái nhà và chứa trong bể. Bạn
có thể sử dụng cho sinh hoạt gia đình, hoặc dùng uống
sau khi lọc hoặc đun sôi. Nước mưa là một nguồn cung
cấp nước quan trọng và chúng ta cần biết tận dụng tốt
nguồn nước này.

Không được ném rác vào nguồn
nước. Chúng ta cần giữ nguồn nước
sạch phục vụ cuộc sống của con
người và động vật sinh sống trong
cộng đồng.

Không ném rác vào
ngu ồn nước là m ột
tiêu chí chủ chốt.

Đất đai là nền tảng của sản xuất nông nghiệp. Cần bảo vệ đất trong nông trại, không để đất
mất đi do xói mòn.

Những nơi có độ dốc cao, đất có khuynh hướng bị xói mòn theo thời gian. Nếu không
chống xói mòn cho đất, tình hình sẽ ngày càng xấu đi.

Để chống xói mòn, bạn có thể trồng cỏ voi và các loại cây bản địa tại các khu vực có khả
năng bị xói mòn. Cỏ voi giúp giữ đất tốt và còn làm thức ăn cho gia súc.

Cỏ voi

Việc đốt rừng rẫy sẽ phá hủy
các chất hữu cơ và vi sinh vật
trong đất và làm cho đất
nghèo đi. Cần nghiêm cấm
việc đốt rừng rẫy để lấy đất
trồng mới.
Không đốt r ừng r ẫy
là m ột t iêu chí chủ ch ốt.

Nếu bạn sử dụng công nhân tại nông trại, thì cần đối xử họ công bằng. Công nhân cần
được hưởng điều kiện sống, làm việc tốt và an toàn.

1. Phòng ở:
Phòng ở cho công nhân và gia đình để sinh hoạt và ngủ không được chứa hóa chất, phân
bón hoặc bao bì đựng hóa chất. Tường và mái nhà không bị dột và thấm nước.

Hóa chất và phân bón trong phòng ngủ.

Bao phân bón trên tường

2. Bếp
Nếu nhà bếp không có chỗ
thoát khói thì khói sẽ quanh
quẩn trong nhà gây hại nghiêm
trọng cho sức khỏe, ảnh
hưởng đến phổi và mắt công
nhân và gia đình họ.
Bếp có ống khói bảo vệ sức
khỏe và cải thiện chất lượng
cuộc sống cho công nhân.

Trần nhà bị dột

Khói

Công nhân bị ảnh hưởng do
khói bếp tỏa khắp phòng.

3. Nhà cầu
Cần có nhà cầu sạch sẽ tại nơi ở của công
nhân.

Bếp cải tiến giúp khói thoát ra ống khói.
Loại bếp cải tiến này cũng giúp tiết kiệm
nhiên liệu và dùng ít củi hơn.

4. Chỗ giặt giũ
Nhà ở của công nhân
cần có nơi để giặt áo
quần mà không phải ra
sông để giặt giũ.

Giặt áo quần ở sông

Bồn nước cho việc giặt giũ

Công nhân sống và làm việc trên nông trại
của bạn cần phải được tiếp cận nguồn nước
uống sạch. Bạn cần cung cấp đủ nước đun
sôi hoặc nước lọc cho họ dùng.

Không được phép thuê mướn
trẻ em dưới 15 tuổi để làm việc
trên nông trại.

• Dưới 15 tuổi
• Thuê để làm việc tại
nông trại
• Bỏ học vì phải làm việc

Không thuê mướn
trẻ em dưới 15 tuổi
là một tiêu chí bắt buộc.

Trẻ em dưới 15 tuổi có thể
phụ giúp gia đình làm việc
của nông trại gia đình mình,
miễn là chúng được đi học
ban ngày và không làm
công việc nguy hiểm.

Cần ghi chép tất cả hoạt động quan trọng trên nông trại của mình. Qua việc ghi chép sổ
sách, bạn có thể nhớ được hoạt động trước đây, phân tích và tìm ra phương pháp cải tiến.
Qua việc xem xét sổ sách, người kiểm soát nội bộ và kiểm soát viên bên ngoài có thể
đánh giá việc quản lý nông trại của bạn có tốt hay không.
Dưới đây là một số hoạt động cơ bản
cần được ghi chép tại nông hộ:
Sử dụng hóa chất nông nghiệp
Sử dụng phân bón
Thuê mướn công nhân
Tập huấn cho công nhân
Trồng cây
Thu hoạch

Thửa đất
Ngày
Tên sản phẩm
Khối lượng
Lượng dùng
Người làm
Thi ết b ị sử d ụng

Ngày
Ch ủ đề t ập hu ấn
Tập hu ấn viên
Tên người dự
Ch ữ ký/ vân t ay người d ự

Ngày
Tên
Công vi ệc
Giờ làm việc
Lương

Nông dân (cùng các thành viên trong nhóm chứng nhận) không được trộn lẫn cà phê
không chứng nhận với cà phê có chứng nhận ở bất kỳ công đoạn nào. Cà phê được
chứng nhận cần được tách riêng ở mọi công đoạn trong quá trình sản xuất: tại trạm thu
mua, khi vận chuyển, tại nơi tiếp nhận ở nhà máy, trong khi chế biến, cho đến lúc chuyển
sản phẩm cuối cùng đi.

Không trộn lẫn cà phê
không chứng nhận với
cà phê có chứng nhận
là một tiêu chí bắt buộc.

Phương tiện vận chuyển tách biệt
cà phê chứng nhận tại nông trại

Cà phê chứng nhận được ghi
chép và nhận biết riêng biệt