Tham luan HNQG_Thanh Binh

Cách dùng cặp đại từ xưng hô du/Sie
trong tiếng Đức và một số vấn đề
nảy sinh trong giao tiếp
Hoàng Thị Thanh Bình
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức

Nội dung
1. Lý do chọn đề tài
2. Các ngữ cảnh giao tiếp sử dụng đại từ du
3. Cách dùng đại từ Sie
4. Chuyển cách xưng hô từ Sie sang du
5. Những vấn đề nảy sinh trong giao tiếp
6. Truyền đạt cách sử dụng cặp đại từ xưng hô du/Sie trong giờ học
tiếng Đức
7. Kết luận

1. Lý do chọn đề tài

1. Lý do chọn đề tài
• Xưng hô là một trong những hành vi quan trọng trong
chuỗi các hành vi giao tiếp (xưng hô, chào hỏi, cám ơn, xin

lỗi v.v.). Do đó cần hiểu đúng cách dùng và tác động của
việc sử dụng sai cặp đại từ này trong giao tiếp.
• Trong tiếng Đức hành vi xưng hô được thực hiện bởi các
biểu thức sử dụng danh từ và đại từ xưng hô du/Sie
• Xưng hô bằng đại từ du/Sie có vai trò quan trọng trong đời
sống cá nhân lẫn trong công việc
• Việc sử dụng đúng cặp đại từ du/Sie có ý nghĩa trong giao
tiếp liên văn hóa

2. Các ngữ cảnh giao tiếp sử dụng đại từ du

2. Các ngữ cảnh giao tiếp sử dụng đại từ du
• Trong xã hội: trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, các thành viên trong
các nhóm xã hội, những người cùng tham gia các hoạt động
giải trí (các nhóm leo núi, câu lạc bộ thể thao v.v.)
• Trong gia đình: các thành viên trong gia đình, không phân
biệt giới tính, tuổi tác, thứ bậc, quan hệ
• Trong trường đại học, trường học: học sinh, sinh viên xưng
hô với nhau bằng đại từ du; giảng viên và sinh viên xưng hô
với nhau bằng Sie

• Ở công sở: các đồng nghiệp thường xưng hô với nhau du,
với lãnh đạo Sie

Quelle: de.statista.com /CC BY-ND 3.0

2. Các ngữ cảnh giao tiếp sử dụng đại từ du
Việc xưng hô trong giao tiếp bằng đại từ du được coi là
cách thể hiện sự tin tưởng, sự gần gũi cá nhân cũng như
lối giao tiếp xã hội không mang tính hình thức.

3. Cách dùng đại từ Sie
Trong tiếng Đức, đại từ Sie thường được sử dụng trong
các tình huống giao tiếp mang tính hình thức, trang
trọng, ví dụ tại các cơ quan hành chính như ở tòa thị
chính, đồn cảnh sát, sở ngoại kiều, v.v. , tại các khu vực
dịch vụ như nhà ga, sân bay, bưu điện, trong các trung
tâm thương mại, nhà thuốc, v.v. hay giữa các đối tác hợp
tác.

3. Cách dùng đại từ Sie

• Đối với tầng lớp lớn tuổi thì việc xưng hô ở ngôi thứ hai
Sie là cách xưng hô thông dụng, nếu như giữa các đối
tượng giao tiếp không có mối quan hệ thân thiết.
• Việc sử dụng đại từ xưng hô Sie cũng thường được kết
hợp với biểu thức xưng hô Herr/Frau đi kèm tên họ. Đây
cũng là những dấu hiệu đặc trưng cho phong cách giao
tiếp trang trọng và lịch sự.
+ Woher kommen Sie, Frau Grasmuck (,Frau, + Họ) ?
- Ich komme aus Bonn.

4. Chuyển cách xưng hô từ Sie sang du
• Chuyển cách xưng hô từ Sie sang du là dấu hiệu cho
thấy có sự thay đổi trong quan hệ của các đối tượng
giao tiếp. Đó chính là dấu hiệu của sự thắt chặt tình
bạn, sự tăng cường mức độ thân mật.
• Trong quá trình giao tiếp, khi một đối tượng giao tiếp đề
nghị (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) chuyển cách xưng
hô từ Sie sang du và được người đối diện hưởng ứng là
đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ giữa các đối
tượng giao tiếp, khoảng cách cá nhân được rút gọn, sự

gần gũi, thân mật được tăng cường tạo không khí thoải
mái cho quá trình giao tiếp.

Một số mẫu câu thông thường để đề nghị chuyển cách
xưng hô từ Sie sang du:
• Darf ich Sie mit du anreden? Das fände ich einfachfer.
• Was halten Sie davon, wenn wir uns mit du anreden?
• Wären Sie einverstanden/ Hätten Sie etwas dagegen,
wenn wir uns mit du anreden?
• Ich schlage vor, dass wir mit du anreden. Das
erleichtert die Zusammenarbeit. usw. (Eismann, 2013:
59)

5. Những vấn đề nảy sinh trong giao tiếp
• Xác định xưng hô bằng du hay Sie trong giao tiếp
thường nhật: có nhiều yếu tố quyết định việc sử dụng
du hay Sie như tuổi tác, địa vị xã hội, trang phục, môi
trường giao tiếp v.v.
Ví dụ: trong sàn nhảy các bạn trẻ xưng hô bằng đại từ
du, điều đó không có nghĩa là ở môi trường khác các bạn

trẻ đó đương nhiên có thể xưng hô du khi họ không thực
sự biết nhau.

• Ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng du/Sie không phù hợp:
- „Die nicht richtig getroffene Wahl der Anredeform kann
verhängnisvolle Auswirkungen auf die angestrebte Kommunikation
haben und eine Belastung der zwischenmenschlichen
Beziehungen auf Dauer herbeiführen.“ (Gurell/ Burger, 2004: 4)
- Ngay cả khi xưng hô bằng đại từ Sie với một người mà bạn đã
quen một thời gian khá lâu sẽ bị suy diễn thành sự đánh giá thấp
mối quan hệ đó. (Weinhold 2010: 6)
- “Một người đàn ông gặp lại người bạn đồng môn của mình sau vài
thập kỷ. Sẽ là một sự bất lịch sự, thậm chí là xúc phạm đối với anh
bạn đồng môn nếu lối xưng hô bằng du quen thuộc từ thời trẻ bị từ
chối, tức là người đàn ông xưng hô bằng Sie với bạn đồng môn.”
(Weinrich 1986: 12)

6. Truyền đạt cách sử dụng cặp đại từ xưng hô du/Sie trong giờ học tiếng Đức

• Hầu như các giáo trình tiếng Đức đều đề cập đến cách

dùng du/Sie thông qua tình huống, hội thoại, tranh ảnh
• Có thể dạy hiện tượng này theo hướng giao tiếp liên văn
hóa, thông qua clip, phim ngắn, các bài tập đóng vai
• Trong diễn đạt viết GV cũng nên nhấn mạnh cách dùng
cặp đại từ du/Sie trong thể loại thư từ cá nhân và thư
giao dịch mang tính hình thức.

7. Kết luận
• Cặp đại từ xưng hô du/Sie có vai trò quan trọng trong
giao tiếp
• Mỗi cá nhân trong xã hội có quyền quyết định xưng hô
với ai, thế nào.
• Nhưng trong một số tình huống, các đối tượng giao tiếp
cần sử dụng đúng một trong hai đại từ nói trên để
không ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp.
• Một số quy tắc có tính định hướng như trong bảng sau
quả Bayer (1979: 216)

Đại từ
xưng hô

Du

Sie

Du

Sie

Hướng đến đối
Biểu hiện
tượng
Người quen và bạn Sự thân mật được
bè thân thiết
cảm nhận trong quá
trình tương tác với
người được xưng hô
Tất cả mọi đối tượng Coi người đối diện như
giao tiếp trừ những một công dân trưởng
người quen thân
thành

Tất cả mọi thành Tình đoàn kết, sự gắn
viên
trong
một bó, sự đồng nhất về ý
nhóm liên quan
kiến và sở thích
Người có địa vị cao Khoảng
cách,
sự
hơn,
thành
viên không tồn tại tình
trong những nhóm đoàn kết
có những sở thích
và quan điểm khác
nhau

Tính chất
Tính thân mật


Tính hình thức

Tình đoàn kết

Khoảng cách xã
hội

TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Bayer, K. (1979). Die Anredepronomina DU und SIE . Thesen zu einem
semantischen Konflikt im Hochschulbereich. In: Zeitschrift für
Literaturwissenschaft und Linguistik 2, Heft 7, S. 212-219.
• Dụng học. Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ (1997). NXB: Đại học
Quốc gia. Bản dịch từ cuốn Pragmatics (1996) của George Yule.
• Eismann, V. (2013). Erfolgreich in der interkulturellen Kommunikation
B2/C1. Berlin: Cornelsen
• Gurell, B./ Burger, D. u.a. (2004). Ueber die Verwendung von du und
Sie in der Alltagskommunikation.
• Weinrich, H. (1986). Lügt man im Deutschen, wenn man höflich ist?
Bibliographisches Institut Mannheim/Wien/Zurich: Dudenverlag. Heft 48
• Helmbrecht, J. (2005). Typologie und Difusion von

Höflichkeitspronomina in Europa. In: Arbeitspapiere des Seminars für
Sprachwissenschaft der Universität Erfurt. Nr.18.

• Nguyễn Công Hoan (2010). Những truyện ngắn chọn lọc. NXB Thời
Đại.
• Pressler, M. (1992). Bitterschokolade. Berlin/München:
Langenscheidt.
• Spinner B.(2014). Anrede und Grußformel im Deutschen. In:
Zeitschrift des Vebandes Polnischer Germanisten. Nr.3/2014.173187.
• Weinhold, M. (2010). Das Anredesystem des Deutschen. Duzen und
Siezen. Eine Hausarbeit im Seminar Spezialprobleme des
Übersetzens SP-DE/DE8-SP vom Prof. Dr. Carsten Sinner.
• https://dschniemiecki.wordpress.com/2012/06/15/am-flughafenwortschatz