Kết quả nghiên cứu

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo đàn và theo cá thể

  Qua quan sát triệu chứng: ho, lúc đầu ho khan, con vật khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng. Quan sát hàng ngày, cả buổi tối, buổi sáng sớm, đặc biệt là vào những ngày thay đổi thời tiết. Em đã xác định được kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp ở lợn thịt nuôi tại trại và trình bày ở bảng 4.2.

  Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo đàn và theo cá thể

  Lợn mắc bệnh theo đàn Lợn mắc bệnh theo cá thể

  Dãy chuồng

  theo dõi

  Tỷ lệ

  Tỷ lệ

  theo dõi mắc bệnh

  theo dõi mắc bệnh

  (dãy)

  ()

  ()

  (đàn)

  (đàn)

  Tính chung

  Bảng 4.2 cho thấy: Lợn mắc hội chứng hô hấp theo đàn với tỷ lệ rất cao, chiếm 100. Kết quả này đã cho thấy hội chứng hô hấp xảy ra có tính chất lây lan rất mạnh, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, chuồng trại ô nhiễm, mầm bệnh có thể tồn tại và phát triển trong đàn. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, có thể qua đường tiêu hóa hay sinh dục (do quá trình thụ tinh nhân tạo, tinh dịch hay các dụng cụ thụ tinh có tồn tại virút gây bệnh), qua nhau thai. Trong đàn nếu có một lợn bệnh thì mầm bệnh sẽ thường xuyên được đào thải ra ngoài môi trường. Mặt khác, mầm bệnh được thải ra có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường chúng có thể bám vào các hạt bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi... hoặc tồn tại trong dịch nhầy, phân, trên nền chuồng... Trong môi trường này, lợn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố trên nên mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Ngoài ra, qua điều tra cho thấy: Nguyên nhân làm hội chứng hô hấp lây lan mạnh như vậy vì trong trại thường xuyên có sự di chuyển lợn, dồn, ghép đàn, mật độ nuôi nhốt đông, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Đặc biệt, khi điều kiện nhiệt độ, ẩm độ môi trường cao, khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và chăm sóc nuôi dưỡng của lợn ngoại ở nước ta kém, làm giảm sức đề kháng của lợn.

  Tỷ lệ cá thể mắc bệnh chiếm từ 13,10 - 22,69. Trong 2 dãy chuồng theo dõi có 550 con có 97 con mắc bệnh, trong đó cả 2 dãy chuồng đều mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở mỗi dãy là khác nhau có số tỷ lệ đàn, tỷ lệ mắc bệnh ở dãy 1 là 13,10. Dãy 2 tỷ lệ mắc bệnh là 22,69. Qua quá trình thực hiện đề tài em thấy: Nguyên nhân dãy 2 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn vì dãy 2 được nuôi ở dãy chuồng có cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh kém hơn. Đây là dãy chuồng đã được xây dựng từ lâu, cơ sở vật chất đã bị xuống cấp, các ô chuồng không có ngăn riêng để lợn thải phân nên tình trạng vệ sinh kém, phân và nước tiểu còn đọng nhiều ở nền chuồng, mật độ nuôi nhốt đông. Ngoài ra, các ô chuồng của dãy 2 không có hệ thống che chắn khi thời tiết thay đổi (mưa, gió) những nguyên nhân trên chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

  Dãy 1 có tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp thấp hơn, vì đây là những chuồng mới được xây dựng, có ngăn riêng cho lợn thải phân nên tình trạng vệ sinh tốt hơn, có quạt thông khí nên nồng độ khí độc giảm, mật độ nuôi thích hợp , có hệ thống che chắn tốt hơn.

  Có thể thấy rõ ràng, điều kiện vệ sinh, mật độ nuôi nhốt, môi trường mang mầm bệnh... có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Điều kiện vệ sinh kém không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển mà còn ảnh

  hưởng đến sức khỏe của đàn lợn, bởi nồng độ các khí độc như NH 3 ,H 2 S, CO...

  trong phân, nước tiểu của lợn thải ra rất cao, dẫn tới làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho mầm bệnh nhân lên cả về số lượng và độc lực để gây bệnh. Ngoài ra, mật độ nuôi nhốt quá đông cũng ảnh hưởng rất lớn tới mức độ lây lan của bệnh. Kết quả này hoàn toàn phù hợp theo Benfield, (1992) [15].

  Mặt khác thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân làm cho hội hứng hô hấp gia tăng ở lợn ngoại.

4.2.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo tuổi ở lợn thịt

  Để biết được ảnh hưởng của lứa tuổi đến tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở

  lợn thịt, chúng em tiến hành chia lợn làm các giai đoạn sau: giai đoạn từ cai sữa đến hai tháng tuổi, giai đoạn từ > 2 - 3 tháng tuổi, giai đoạn từ > 3 - 4 tháng tuổi và giai đoạn từ > 4 - 5 tháng tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3.

  Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo tháng tuổi

  Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh

  Tháng tuổi

  Tính chung

  bảng 4.3 cho thấy, tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp tăng dần theo tháng tuổi. Lợn ở giai đoạn từ cai sữa đến hai tháng tuổi có tỷ lệ mắc thấp nhất và sau đó

  tăng dần ở giai đoạn >2 - 3 tháng tuổi, >3 - 4 tháng tuổi mắc cao nhất, >4 - 5 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh giảm. Đặc biệt là ở lứa tuổi >3 - 4 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm 28,13. Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi cai sữa - 2 tháng tuổi là thấp nhất, chỉ chiếm 10,20. Có tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp tăng dần theo tháng tuổi bởi vì: Lợn ở lứa tuổi >3 - 4 tháng tuổi có sự thay đổi về thức ăn, chuyển từ cám 551sf sang cám 552sf, và khi lợn sống trong môi trường thời gian dài hơn nên tiếp xúc với nhiều mầm bệnh dẫn tới dễ cảm nhiễm hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Eastaugh M.W. (2002) [4]. Như vậy từ quy luật phát triển của hội chứng hô hấp chúng ta có kế hoạch sử dụng các loại vắcxin phòng các bệnh về đường hô hấp chủ yếu như : suyễn, viêm phổi- màng phổi … ở lứa tuổi thích hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

4.2.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo các tháng

  Để thấy được tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp ở lợn thịt theo tháng

  chúng em tiến hành theo dõi đàn lợn qua các tháng 6, 7, 8, 9, 10. Kết quả được trình bày qua bảng 4.4.

  Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo tháng

  Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh

  Tháng

  Tính chung

  Qua bảng 4.4 cho thấy lợn ở tất cả các tháng đều nhiễm bệnh tuy nhiên tỷ lệ nhiễm hội chứng hô hấp của lợn thịt ở các tháng có sự khác nhau khá rõ:

  Thấp nhất là tháng 9 với tỷ lệ mắc bệnh 13,08 Cao nhất là tháng 10 với tỷ lệ mắc bệnh 25,55 Các tháng 7, 8 ,11 có tỷ lệ mắc bệnh tương ứng 17,86, 14,06, 21,11. Qua kết quả điều tra cho thấy: Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng

  của yếu tố thời tiết khí hậu. khí hậu thay đổi đột ngột, quá trình thay đổi giữa

  2 loại cám 552sf và 552f là nguyên nhân gây ra hội chứng hô hấp. Chính vì vậy trong tháng 7, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao,ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, đồng thời lợn ăn kém hơn nên tỷ lệ lợn mắc bệnh tương đối cao. Tháng 8, 9 thời tiết mát mẻ lợn ăn uống tốt hơn, nên tỷ lệ lợn mắc bệnh giảm. Mặt khác khi thời tiết thay đổi đột ngột làm cho mầm bệnh có cơ hội phát triển, cùng với sức đề kháng của cơ thể lợn bị suy giảm nhiều do thay đổi thời tiết sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn đó chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh tăng cao vào tháng 10, 11.

  Tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp tăng cao nhất vào tháng 10 do thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông, khí hậu thay đổi, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao, quá trình đảo cám nên lợn ăn ít, sức đề kháng với các yếu tố gây bệnh kém hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp Nicolet J. (1992) [19], John Carr (1997) [11], đây là ảnh hưởng của những yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu và trạng thái stress đến khả năng mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt.

  Hội chứng bệnh có liên quan đến: Mật độ, tình trạng vệ sinh, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, trạng thái stress, các yếu tố vốn không được đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật ở đây; thường xuyên có mật độ nuôi đông; tình trạng vệ sinh kém; nhiệt độ thấp, độ ẩm cao hơn so với yêu cầu kỹ thuật... Tình trạng stress kéo dài kết hợp với chăm sóc nuôi, dưỡng kém dẫn tới hệ quả làm giảm sức đề kháng của gia súc, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập, sinh trưởng, phát triển và gây bệnh.

2.4.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo tính biệt

  Để biết được ảnh hưởng của tính biệt đến tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở

  lợn thịt, chúng em tiến hành chia lợn làm hai tính: đực và cái. Kết quả thu được qua bảng 4.5.

  Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn theo tính biệt

  Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh

  Tính biệt

  Tính chung

  Qua bảng 4.5 cho thấy cả lợn đực và lợn cái đều nhiễm bệnh tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn theo tính biệt tương đương nhau:

  Qua theo dõi 550 con có tới 97 con mắc bệnh. Trong đó lợn đực theo dõi 284 con có 50 con mắc bệnh nên tỷ lệ mắc bệnh là 17,61. Lợn cái theo dõi 266 con có 47 con mắc bệnh nên tỷ lệ mắc bệnh là: 17,67.

  Như vậy tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở con cái và con đực tương

  đương nhau, bởi vậy trong chăn nuôi lợn thịt, tính biệt ít ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh của lợn.

4.2.5. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn chết do mắc hội chứng hô hấp

  Những lợn mắc bệnh nặng với các triệu chứng rất điển hình của hội chứng hô hấp như: Thở khó, sốt cao, tần số hô hấp tăng cao, ngồi như chó để thở… mặc dù được điều trị nhưng vẫn xuất hiện lợn bị chết. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn chết do mắc hội chứng hô hấp theo các tháng được trình bày ở bảng 4.6.

  Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn chết do mắc hội chứng hô hấp

  Tỷ lệ chếtsố

  Tháng

  theo dõi

  mắc bệnh

  chết

  lợn mắc bệnh

  Các kết quả thu được từ bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ lợn chết trong số lợn mắc hội chứng hô hấp theo các tháng là rất thấp, chỉ chiếm từ 0,00 đến 13,04. Tỷ lệ lợn chết cao nhất vào tháng 10 và thấp nhất vào tháng 8. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nicolet J. (1992) [19], tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh đường hô hấp là không cao. Như vậy thiệt hại về kinh tế do hội Các kết quả thu được từ bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ lợn chết trong số lợn mắc hội chứng hô hấp theo các tháng là rất thấp, chỉ chiếm từ 0,00 đến 13,04. Tỷ lệ lợn chết cao nhất vào tháng 10 và thấp nhất vào tháng 8. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nicolet J. (1992) [19], tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh đường hô hấp là không cao. Như vậy thiệt hại về kinh tế do hội

4.2.6. Kết quả theo dõi những biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh

  Khi theo dõi những lợn mắc hội chứng hô hấp, chúng em ghi chép lại những biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình của hội chứng hô hấp.

  Kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng của bệnh được thể hiện qua bảng 4.7.

  Bảng 4.7. Những biểu hiện triệu chứng của lợn mắc bệnh

  Triệu chứng lâm sàng

  Số lợn

  Số lợn

  Mắc bệnh

  Những triệu chứng

  có biểu Tỷ lệ

  () (con) Mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn 78 80,42

  (con) lâm sàng chủ yếu hiện

  Vùng da mỏng tím tái

  47 48,45 Sốt cao 53 54,64

  97 Chảy nước mắt, nước mũi 48 49,48 Ho dai dẳng, khó thở 91 93,81

  Thở thể bụng 53 54,64

  Ngồi thở như chó ngồi

  Kết quả bảng 4.7 cho thấy: lợn bị bệnh đường hô hấp thường có những biểu hiện như: mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, sốt cao, vùng da mỏng tím tái, chảy nước mắt nước mũi, ho dai dẳng, khó thở chủ yếu vào sáng sớm và chiều tối hoặc sau khi vận động mạnh, thở thể bụng và ngồi thở như chó ngồi chiếm tỷ lệ khá cao từ 48,45 – 93,81

  Trong số lợn ho dai dẳng, khó thở thì có những con có biểu hiện: Ho dai dẳng và khó thở chiếm 93,81. Mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn chiếm 80,42 . Các triệu chứng còn lại như sốt cao, nước mắt, nước mũi chảy liên tục, có bọt khí chảy ra ở lỗ mũi….chiếm tỷ lệ từ 49,48 – 54,64. Ngoài ra còn một số các triệu chứng khác thể hiện riêng đối với từng tình trạng sức khỏe của con vật như vùng dưới da mỏng tím tái ửng đỏ, phù nề vùng cổ, vùng họng hầu...

4.2.7. Kết quả theo dõi bệnh tích của lợn mắc bệnh

  Lợn chết do mắc hội chứng hô hấp được mang đi mổ khám, sau khi mổ khám và quan sát, cơ quan hô hấp có những bệnh tích được thể hiện ở bảng 4.8.

  Bảng 4.8. bệnh tích đại thể ở lợn mắc bệnh đường hô hấp

  Số lợn

  Số lợn Tỷ lệ chếtsố

  Dãy

  mắc bệnh

  chết

  lợn mắc

  chuồng

  Bệnh tích

  (con)

  (con)

  bệnh ()

  - Khí quản có nhiều bọt khí - Hạch dưới hàm sưng to - Phổi viêm lan rộng, viêm

  Dãy 2

  dính thành ngực có màu hồng hoặc nâu xám, có hiện tượng nhục hoá, gan

  - Xoang ngực tích nước.

  Quá trình thực hiện đề tài tại trại, em đã cùng với kỹ thuật trại tiến hành mổ khám 7 lợn chết do mắc hội chứng hô hấp. Kết quả mổ khám bệnh tích cho thấy, lợn mắc hội chứng hô hấp thì bệnh tích chủ yếu tập trung ở phổi như: Da tím tái, khí quản có nhiều bọt khí, hạch dưới hàm sưng to gấp 2 - 4 lần bình thường, phổi viêm lan rộng, viêm dính thành ngực có màu hồng hoặc nâu xám, có hiện tượng nhục hoá, gan hoá. Xoang ngực tích nước màu ngà vàng. Ngoài những biểu hiện bệnh tích điển hình ở trên, một số con còn thấy có hiện tượng viêm ngoại tâm mạc, bao tim tích nước…

4.2.8. Kết quả theo dõi hiệu quả điều trị của 2 loại thuốc tylogenta và vetrimoxin L.A ở lợn mắc hội chứng hô hấp

  Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh

  đường hô hấp, nhưng trên thực tế chưa có nhiều loại thuốc điều trị đặc hiệu với hội chứng hô hấp, mỗi loại thuốc có hiệu quả điều trị khác nhau. Trong quá trình thực tập tại trại, với sự giúp đỡ của Kỹ thuật trại, chúng em tiến hành sử dụng hai loại thuốc tylogenta và vetrimoxin L.A của công ty CP sản xuất để điều trị lợn mắc hội chứng hô hấp. Sau khi theo dõi và phát hiện số lợn mắc bệnh, chúng em tiến hành cách ly những con có biểu hiện lâm sàng, chia thành hai ô để sử dụng hai loại thuốc kháng sinh tylogenta và vetrimoxin L.A, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đồng đều và hợp lý. Ngoài hai loại kháng sinh điều trị chúng em còn kết hợp sử dụng một số thuốc có tác dụng giảm ho, long đờm, hạ sốt và tăng cường sức đề kháng, trợ sức trợ lực. Phác đồ điều trị cụ thể như sau:

  + Phác đồ 1: . tylogenta: tiêm bắp, liều lượng 1ml10kgTT x 5 ngày. . analgin c: 1ml15kg TT , tiêm bắp cổ x 3 ngày. . bromhexin: 1mlkg TT, tiêm bắp cổ x 3 ngày. . b. complex : 2mlconlần, cho uống x 3 ngày.

  + Phác đồ 2 :

  .vetriamoxin L.A: tiêm bắp, liều lượng 1ml10kg TT x 5 ngày.

  . analgin c: 1ml15kg TT , tiêm bắp cổ x 3 ngày. . bromhexin: 1mlkg TT, tiêm bắp cổ x 3 ngày. . b. complex: 2mlconlần, cho uống x 3 ngày. Kết quả điều trị hội chứng hô hấp cho lợn được thể hiện qua bảng 4.9.

  Bảng 4.9. Hiệu quả điều trị của hai loại thuốc Tylogenta và Vetrimoxin L.A

  Phác đồ

  Liều lượng

  khỏi

  Thuốc

  điều trị

  khỏi

  điều trị

  Cách sử dụng

  1ml10kg TT

  analgin c

  1ml15kg TT

  1mlkg TT

  b.complex

  2mlconlần

  vetrimoxin L.A

  1ml10kg TT

  analgin c

  1ml15kg TT

  1mlkg TT

  b.complex

  2mlconlần

  Kết quả bảng 4.9 cho thấy, dùng hai loại thuốc tylogenta và vetrimoxin L.A điều trị hội chứng hô hấp cho lợn đều mang lại hiệu quả điều trị cao. Kết quả cụ thể như sau:

  - Phác đồ 1: với 48 lợn mắc hội chứng hô hấp, dùng tylogenta để điều trị, có 43 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 89,58.

  - Phác đồ 1: với 49 lợn mắc hội chứng hô hấp, dùng vetrimoxin L.A để

  điều trị, có 47 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 95,91.

  Quan sát những lợn khỏi bệnh em thấy, lợn nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ho, tần số hô hấp và nhịp thở trở lại bình thường.

  Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ khỏi bệnh sử dụng thuốc

  vetrimoxin L.A có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao hơn (95,91) do đó, nên sử

  dụng thuốc vetrimoxin L.A trong điều trị hội chứng hô hấp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cũng cần phải thử kháng sinh đồ và cần thường xuyên thay đổi thuốc để tránh trường hợp quen thuốc, nhờn thuốc, làm tăng hiệu quả trong điều trị và giảm các chi phí liên quan.