Kết quả phục vụ sản xuất

4.1.2. Công tác thú y

  Điều tra tình hình dịch bệnh

  Hòa Bình là một tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển với nhiều trang trại, trung tâm chăn nuôi của nhà nước, tư nhân. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi trong các hộ gia đình có quy mô nhỏ vẫn còn. Do đó, tình hình dịch bệnh trong tỉnh cung khá phức tạp.

  Riêng đối với trại của công ty CP, do làm tương đối tốt công tác phòng và trị bệnh nên tình hình dịch bệnh tại đây chỉ tập trung vào một số bệnh đường hô hấp, tiêu hoá. Tuy nhiên, khi bệnh dịch tả bùng phát thì trại cũng bị tổn thất lớn về số lượng lợn mắc và tử vong.

  Công tác tiêm phòng

  Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trại thực hiện quy trình tiêm phòng rất nghiêm ngặt. Quá trình thực hiện đề tài tại cơ sở, em đã tham gia cùng cán bộ trại tiêm phòng cho đàn lợn.Thực hiện tiêm phòng sử dụng vắc xin boringer để phòng bệnh tai xanh cho lợn 4 tuần tuổi, sử dụng vắc xin HC-Vac để phòng bệnh dịch tả cho lợn 5 tuần tuổi, sử dụng vắc xin Mycoplasma để phòng bệnh suyễn cho lợn 6 tuần tuổi, sử dụng vắc xin Aftofor để phòng bệnh lở mồm long móng cho lợn 7 tuần tuổi. Các vắc xin sử dụng phòng bệnh đều an toàn cho lợn.

4.1.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

  Để việc điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán

  kịp thời và chính xác giúp đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp sẽ làm giảm được: tỷ lệ tử vong, thời gian sử dụng thuốc và thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em cùng với cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành theo dõi lợn ở tất cả các ô chuồng, nhằm phát hiện lợn ốm. Khi mới mắc bệnh lợn ít biểu hiện triệu chứng điển hình. Khi quan sát thấy những triệu chứng như: ủ rũ, mệt mỏi, giảm ăn uống, ít hoạt động, thân nhiệt cao thì chúng em tiến hành tập trung theo dõi và chẩn đoán bệnh. Trong thời gian thực tập em đã chẩn đoán và điều trị được một số bệnh xẩy ra trên đàn lợn của trại:

  - Bệnh viêm khớp:

  + Triệu chứng: Lợn thường bị viêm khớp gối, khớp bàn và khớp ngón. Lúc đầu con vật thường đi khập khiễng, sau nặng dần và bị què, ngại vận động, đứng dậy khó khăn, chỗ viêm thường sưng đỏ, sờ vào con vật có biểu hiện né tránh. Lợn ủ rũ, lông xù, nằm một chỗ.

  + Điều trị: Dùng histamox hoặc vetrimoxin L.A liều 1ml10kgTT dùng liên tục 5 ngày

  - Bệnh viêm da do tụ cầu:

  + Triệu chứng: lợn sốt, gầy, viêm da tiết dịch toàn thân. Lúc đầu nhỏ như đầu tăm, về sau to dần lên, tạo nhiều đường nứt. Dịch viêm đóng vẩy khô màu nâu làm cho lông dính bết vào nhau. Lợn bị bệnh không bị ngứa.

  + Điều trị: Dùng dung dịch casstellanil bôi không quá 13 cơ thể.

  - Bệnh ghẻ:

  + Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện ở vùng da mỏng như mõm, gốc tai, tứ chi, sau mới lan dần khắp cơ thể. Khi lợn bị ghẻ, lợn thường có biểu hiện ngứa.

  + Điều trị: Dùng hantox đổ dọc sống lưng, hoặc tiêm hamectin 2,5 1ml15 kgTT.

4.1.4. Công tác khác

  Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn và tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học. Chúng em còn tham gia một số công việc sau:

  Thường xuyên tham gia vào công việc dọn dẹp vệ sinh khu vực xung quanh chuồng nuôi và trong các dãy chuồng: quét rửa chuồng, tắm cho lợn, dùng máy bơm cao áp vệ sinh sàn chuồng, phun thuốc sát trùng, quét vôi nền chuồng, hành lang và đường đi trong trại. kết quả của công tác phục vụ sản xuất được trình bày qua bảng 4.1.

  Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

  Kết quả

Số lượng

  Nội dung công việc

  Số lượng Tỷ lệ

  (con)

  (con) ()

  1.Tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn

  An toàn

  Suyễn (Mycoplasma)

  Tai Xanh (Boringer)

  Dịch tả lợn (HC - Vac)

  Lở mồm long móng (Aftofor)

  2. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn

  Khỏi

  Bệnh viêm khớp

  Bệnh viêm da

  Bệnh ghẻ

  3. Công tác khác

  An toàn

  Nuôi dưỡng

  Vệ sinh hố sát trùng

  Lần

  Vệ sinh chuồng nuôi

  Chuồng

  Phun thuốc sát trùng chuồng trại

  Lần