[123doc] tinh hinh mac hoi chung ho hap o dan lon thit nuoi trong trai gia cong cua cong ty co phan cp viet nam tai xa hop chau huyen luong son tinh hoa binh va bien phap phong tri

(1)

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NHƯ QUỲNH Tên đề tài:

TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG HÔ HẤP ỞĐÀN LỢN THỊT NUÔI TRONG TRẠI GIA CÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CP VIỆT NAM

TẠI XÃ HỢP CHÂU, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LU

N T

T NGHI

P

ĐẠ

I H

C

Hệ đào tạo: Chính quy

Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Khoa: Chăn nuôi - Thú y

Khóa học: 2011 - 2015


(2)

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NHƯ QUỲNH Tên đề tài:

TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG HÔ HẤP ỞĐÀN LỢN THỊT NUÔI TRONG TRẠI GIA CÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CP VIỆT NAM

TẠI XÃ HỢP CHÂU, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LU

N T

T NGHI

P

ĐẠ

I H

C

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Lớp: K43 - CNTY

Khoa: Chăn nuôi - Thú y Khóa học: 2011 - 2015

Giảng viên HD: TS. Phan Thị Hồng Phúc


(3)

i

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến quý báu của cô giáo TS. Phan Thị Hồng Phúc để xây dựng và hoàn thiện khoá luận này.

Em xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là cô giáo TS. Phan Thị Hồng Phúc đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận.

Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú cán bộ công nhân viên Trại lợn gia công của công ty cổ phần CP đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.

Để góp phần cho việc hoàn thành khoá luận đạt kết quả tốt, em luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015

Sinh viên


(4)

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Lịch tiêm phòng cho đàn lợn thịt, lợn hậu bị của trại ... 17

Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ... 33

Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo đàn và theo cá thể ... 34

Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo tháng tuổi ... 36

Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo tháng ... 37

Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn theo tính biệt ... 38

Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn chết do mắc hội chứng hô hấp ... 39

Bảng 4.7. Những biểu hiện triệu chứng của lợn mắc bệnh ... 40

Bảng 4.8. Bệnh tích đại thể ở lợn mắc bệnh đường hô hấp ... 41


(5)

iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs Cộng sự

Kg Kilôgam

M2 Mét vuông

Ml Mililít

Nxb Nhà xuất bản

% Phần trăm

L 06 Landrace

L 11 Yorkshire

F1(DY) ♂ Duroc x ♀Yorkshire

D(LY) D=50%; L=25%; Y=25%


(6)

iv

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN ... i

DANH MỤC CÁC BẢNG ... ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ... iii

MỤC LỤC ... iv

Phần 1: MỞ ĐẦU... 1

1.1. Đặt vấn đề ... 1

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ... 2

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ... 2

1.2.2. Yêu cầu của đề tài ... 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài ... 2

1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ... 2

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ... 2

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3

2.1. Cơ sở khoa học ... 3

2.1.1. Vai trò, chức năng sinh lý của bộ máy hô hấp ... 3

2.1.2. Hội chứng hô hấp ở lợn ... 4

2.1.3. Nguyên tắc, phương pháp phòng và điều trị hội chứng hô hấp ở lợn ... 15

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ... 19

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ... 22

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ... 24

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 26

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ... 26


(7)

v

3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ... 26

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ... 26

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu ... 27

3.5. Phương pháp tính các chỉ tiêu ... 29

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 30

4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ... 30

4.1.1. Công tác chăn nuôi ... 30

4.1.2. Công tác thú y ... 30

4.1.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh ... 31

4.1.4. Công tác khác ... 32

4.2. Kết quả nghiên cứu ... 33

4.2.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo đàn và theo cá thể ... 33

4.2.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo tuổi ở lợn thịt... 36

4.2.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo các tháng ... 37

2.4.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo tính biệt ... 38

4.2.5. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn chết do mắc hội chứng hô hấp ... 39

4.2.6. Kết quả theo dõi những biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh . 40 4.2.7. Kết quả theo dõi bệnh tích của lợn mắc bệnh ... 41

4.2.8. Kết quả theo dõi hiệu quả điều trị của 2 loại thuốc tylogenta và vetrimoxin L.A ở lợn mắc hội chứng hô hấp ... 42

Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ... 45

5.1. Kết luận ... 45

5.2. Đề nghị ... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO


(8)

1

Phần 1 MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây nhà nước đã liên tục nhập các giống gia súc, gia cầm có năng suất và chất lượng cao từ các nước có nền chăn nuôi phát triển nhằm mục đích nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Nói đến ngành chăn nuôi, trước tiên phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của nó. Chăn nuôi lợn là một trong ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, chính vì vậy trong những năm qua, ngành chăn nuôi lợn nước ta đã đạt nhiều thành tựu mới, xu thế chuyên môn hoá sản xuất, chăn nuôi trong các trang trại tập trung ngày càng phổ biến.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành chăn nuôi lợn nước ta hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, cả trong công tác giống, thức ăn và đặc biệt là dịch bệnh. Với hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung hiện nay, dịch bệnh xuất hiện càng nhiều, đã và đang gây ra những thiệt hại không nhỏ. Mặc dù, tỷ lệ chết không cao nhưng gây thiệt hại kinh tế to lớn, do lợn sinh trưởng, phát triển chậm, tiêu tốn thức ăn/kgTT cao, chi phí điều trị lớn, dẫn đến làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Hội chứng hô hấp ở lợn do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau hoặc tạo điều kiện cho nguyên nhân thứ phát gây bệnh làm cho đặc điểm của bệnh đường hô hấp rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên, mỗi bệnh đều có đặc điểm riêng và có nguyên nhân quyết định, chỉ khi khám phá ra nguyên nhân đó thì mới tìm ra phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Chính vì vậy, việc xác định nguyên nhân gây bệnh rất cần thiết và có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và thực tiễn. Để góp phần giảm bớt thiệt hại do hội chứng hô hấp gây ra ở lợn, em tiến hành thực hiện đề tài:“Tình hình mắc hội chứng hô hấp ở đàn lợn thịt nuôi trong trại gia công của công ty cổ phần CP Việt Nam tại xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và biện pháp phòng trị”.


(9)

2

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng hô hấp trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn gia công của công ty CP.

- Biện pháp phòng trị hội chứng hô hấp trên lợn.

- Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng hô hấp của 2 loại thuốc kháng sinh tylogenta và vetrimoxin L.A.

1.2.2. Yêu cầu của đề tài

Nắm được tình hình mắc hội chứng hô hấp ở đàn lợn thịt nuôi trong trại gia công của công ty cổ phần CP Việt Nam tại xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và biện pháp phòng trị.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học

- Các kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học hội chứng hô hấp ở lợn thịt là những tư liệu khoa học phục vụ cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo ở trại lợn gia công của công ty CP.

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn

- Các kết quả nghiên cứu về phòng trị bệnh góp phần phục vụ trực

tiếp cho công tác sản xuất ở trại lợn gia công của công ty CP để kiểm soát và khống chế hội chứng hô hấp ở lợn thịt, giúp cho đàn lợn thịt ngày càng khỏe mạnh.


(10)

3

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học

2.1.1. Vai trò, chức năng sinh lý của bộ máy hô hấp

Đối với tất cả các loài động vật thì một trong những yếu tố quyết định đến sự sống là có đủ lượng O2. Trong mỗi phút, cơ thể động vật cần 6 - 8ml O2 và thải ra 250ml CO2. Để có đủ lượng O2 thiết yếu này và thải ra được lượng CO2 ra khỏi cơ thể thì cơ thể phải thực hiện động tác hô hấp.

Quy trình hô hấp của cơ thể lợn được chia thành 3 quá trình:

- Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường được thực hiện ở phổi thông qua các phế nang.

- Hô hấp trong: là quá trình sử dụng O2 ở mô bào.

- Quá trình vận chuyển CO2, O2 từ phổi đến mô bào và ngược lại.

Động tác hô hấp được điều khiển bằng cơ chế thần kinh thể dịch và được thực hiện bởi các cơ quan hô hấp. Cơ quan hô hấp của lợn gồm đường dẫn khí (mũi, hầu, họng, khí quản, phế quản) và phổi.

Dọc đường dẫn khí có hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu phân bố dày đặc có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi vào đến phổi. Trên niêm mạc đường hô hấp có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để giữ bụi và dị vật có lẫn trong không khí. Niêm mạc đường hô hấp cũng có lớp lông rung luôn chuyển động hướng ra ngoài do đó có thể đẩy các dị vật hoặc bụi ra ngoài.

Cơ quan thụ cảm trên niêm mạc đường hô hấp rất nhạy cảm với các thành phần lạ có trong không khí. Khi có vật lạ, cơ thể có phản xạ ho, hắt hơi… nhằm đẩy vật lạ ra ngoài, không cho xâm nhập vào sâu trong đường hô hấp.


(11)

4

Khí O2 sau khi vào phổi và khí CO2 thả ra được trao đổi tại phế nang. Phổi lợn bao gồm rất nhiều phế nang làm tăng diện tích bề mặt trao khí.

Một động tác hít vào và thở ra được gọi là một lần hít thở. Tần số hô hấp là số lần thở/phút. Tần số hô hấp ở lợn khỏe là: 10 - 20 lần/phút. Trong trường hợp lợn mắc bệnh hoặc gặp phải một số kích thích thì tần số hô hấp sẽ thay đổi có khi tăng lên hoặc giảm xuống.

2.1.2. Hội chứng hô hấp ở lợn

2.1.2.1. Đặc điểm hội chứng hô hấp ở lợn

Ho, khó thở là triệu chứng bệnh lý đặc thù của đường hô hấp. Triệu chứng này có ở mọi lứa tuổi, đặc biệt thường gặp ở lợn sau cai sữa và lợn choai.

Ho là một phản xạ tống ra ngoài những vật lạ xâm nhập và gây kích thích niêm mạc đường hô hấp như chất tiết, bụi bẩn, vi khuẩn... Cung phản xạ ho bắt đầu từ những nốt nhạy cảm trên niêm mạc qua hệ thần kinh mê tẩu đến trung khu ho ở hành tủy. Kích thích hầu, khí quản, cuống lưỡi, màng phổi, niêm mạc mũi đều có thể gây ho.

Ho từng cơn do viêm thanh quản, viêm phế quản, lòng khí quản có nhiều đờm, ho đến lúc tống hết các chất kích thích đó.

Ho mạnh, nhiều, vang thường do bệnh ở họng, ở khí quản, phế quản. Trường hợp này tổ chức phổi ít bị tổn thương.

Ho yếu, tiếng trầm đục do tổ chức phổi bị tổn thương nặng, bị thấm ướt, tính đàn hồi giảm, màng phổi bị dính như trong bệnh viêm phổi, viêm màng phổi, lao, tỵ thư.

Ho ngắn hay dài chủ yếu do thanh quản quyết định. Ho vang, gọn là do thanh quản khỏe, đóng kín. Ho kéo dài do thanh quản không đóng kín.

Ho ướt do viêm khí quản, viêm phổi, có nhiều niêm dịch. Ho khan do viêm khí quản, viêm màng phổi, lao phổi...


(12)

5

Ho có biểu hiện đau gặp trong bệnh viêm màng phổi, họng thủy thũng nặng, viêm niêm mạc đường hô hấp nặng, biểu hiện lúc ho con vật khó chịu, cổ vươn dài chân, cào đất...

Khó thở là một rối loạn hô hấp phức tạp với biểu hiện ra bên ngoài là thay đổi lực thở, tần số hô hấp, nhịp thở, thể thở. Hậu quả là cơ thể thiếu oxy, niêm mạc tím bầm, trúng độc toan tính.

Hít vào khó: Do đường hô hấp trên hẹp, luồng khí đi vào khó khăn. Gia súc hít vào cổ vươn dài, vành mũi mở rộng, bốn chân dạng ra, lưng cong, ngực ưỡn. Do viêm thanh quản, phế quản, phổi thủy thũng hoặc do các bộ phận bên cạnh viêm sưng chèn ép làm cho đường hô hấp trên hẹp, gia súc hít vào khó.

Thở ra khó: Do phế quản bị viêm, phổi mất tính đàn hồi. Gia súc thở ra khó khăn, bụng hóp lại, cung sườn nổi lên, lòi dom. Các bệnh thường gặp: phổi khí thũng, viêm phế quản nhỏ, viêm phổi, viêm màng phổi.

Thở khó hỗn hợp: Động tác hít vào và thở ra đều khó khăn, thường do các bệnh như viêm phổi, thủy thũng phổi, xung huyết phổi, tràn dịch phổi, tràn khí màng phổi, u phổi và những bệnh truyền nhiễm cấp tính làm giảm diện tích hô hấp và giảm tính đàn hồi của phổi (Hồ Văn Nam và cs, 1997) [8], Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2003) [6].

Viêm phổi: bề mặt phổi và lớp màng ngực được lót một lớp màng mỏng gọi là màng phổi. Nếu quá trình viêm phổi lan tới màng phổi thì gọi là viêm màng phổi. Nếu lan rộng bệnh sẽ nặng, con vật có biểu hiện đau đớn ở vùng ngực.

Ngoài ra, tần số hô hấp tăng gia súc thở khó đột ngột, chảy dịch mũi... cũng là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới phổi hay bệnh đường hô hấp.

Theo Lê Minh Chí (2004) [2] hội chứng hô hấp không nhất thiết gây ra những triệu chứng lâm sàng nói trên. Có khi gia súc bị viêm phổi nhưng ít


(13)

6

biểu hiện ra ngoài. Đó là do năng lực của phổi vẫn đáp ứng đủ cho phần lớn chức phận nên quá trình viêm của phổi vẫn tương đối ổn định ở mức độ trung bình nếu con vật không bị stress, hay làm việc quá sức

John Carr (1997) [11], Cù Hữu Phú và cs (2002) [9], Stan Done (2002) [12] cho biết: các hội chứng hô hấp có thể gây ra những tổn thất kinh tế đáng kể trong ngành chăn nuôi lợn ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong điều kiện chăn nuôi của chúng ta hiện nay, hầu như chưa có khu vực chăn nuôi tập trung nào có thể khống chế và loại trừ được hoàn toàn hội chứng hô hấp. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ hè - thu khi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao.

Để khống chế hội chứng hô hấp là vấn đề gặp nhiều khó khăn. Bởi hội chứng này liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như: Dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc, các yếu tố ngoại cảnh, môi trường khí hậu, các nguyên nhân do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng,trong đó có yếu tố được xem là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố được xem là thứ phát. Hội chứng này do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau hoặc tạo điều kiện cho nguyên nhân thứ phát gây bệnh. Việc phân biệt cụ thể từng nguyên nhân rất khó khăn và chỉ có tính tương đối, chỉ nêu lên được yếu tố nào là chính xuất hiện trước và yếu tố nào là phụ xuất hiện sau, từ đó có biện pháp phòng trị kịp thời, hiệu quả.

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng hô hấp của lợn, việc xem xét thật đầy đủ các nguyên nhân này cho đến nay chưa thật thống nhất. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu là lợn thịt, chúng em thấy có một số nguyên nhân chính sau:

2.1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh * Nguyên nhân do vi khuẩn

Có nhiều tác giả khi nghiên cứu về hội chứng hô hấp ở lợn đều đưa ra nhận định: Vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu làm rối loạn hoạt động hô hấp ở


(14)

7

lợn. “Trong số vi khuẩn gây hội chứng hô hấp ở lợn phải đề cập tới vai trò quan trọng của các vi khuẩn Pasteurella multocida, Bordetella bronchiseptica,

Haemophilus parasuis, Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus spp”

(Cù Hữu Phú, 2002) [9]. Ngoài ra còn có vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây viêm phổi mãn tính ở lợn hay còn gọi là bệnh suyễn lợn...

+ Vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn (Pijoan C., 1992) [21], bệnh có tính chất lây lan mạnh, thường xảy ra khi điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, thời tiết thay đổi đột ngột. Triệu chứng của bệnh chủ yếu là con vật sốt cao, ho, khó thở, bụng hóp lại để thở, tần số hô hấp tăng. Giai đoạn sau của bệnh: xuất hiện các nốt xuất huyết, tụ huyết ở tai, bụng, phía trong đùi, có thể bị tiêu chảy.

+ Vi khuẩn Bordetella brochiseptica gây bệnh viêm phổi, viêm teo mũi lợn từ sau cai sữa đến 5 tháng tuổi (Nicolet J., 1992) [19]. Triệu chứng của bệnh: Con vật ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Nước mũi lúc đầu lỏng, về sau trở nên đặc, có lẫn máu mủ; xoang mũi, xương của hàm trên bị teo, méo mó, biến dạng, hàm dưới nhô ra, mõm nghiêng về một bên hoặc các vùng bị teo lại một cách đối xứng làm cho da bị nhăn lại, con vật khó lấy thức ăn. Bệnh có tỷ lệ chết thấp nhưng kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của lợn (Cù Hữu Phú, 2002) [9].

+ Vi khuẩn Haemophilus parasuis là nguyên nhân gây bệnh thể kín (Glasser’s) và viêm phổi lợn trong giai đoạn từ sau 2 tuần đến 4 tháng tuổi (Nicolet J., 1992) [20]. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là con vật bị viêm các khớp như khớp gối và khớp cổ chân, liệt do viêm khớp, khó thở. Ngoài ra, ở thể viêm phổi thường thấy sự có mặt của Haemophilus parasuis trong một số bệnh khác như viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn Streptococcus spp,


(15)

8

+ Vi khuẩn Actinobacilus pleuropneumoniae gây bệnh viêm phổi màng phổi lợn (Nicolet J., 1992) [19], (Đặng Xuân Bình và cs, 2007) [1], (Cù Hữu Phú và cs, 2004) [10]: Bệnh có tính chất lây lan mạnh, thường gây chết lợn choai; lợn trưởng thành cũng mắc bệnh nhưng ở thể nhẹ hơn. Bệnh xuất hiện trong đàn không có miễn dịch có thể gây cho 15 - 39% lợn mang triệu chứng lâm sàng như gầy yếu, sốt, kém ăn và khó thở. Một số lợn xuất hiện bệnh tích tím tái và một số con thấy bọt lẫn máu ở quanh mõm. Giai đoạn đầu chủ yếu là ho khan, sau đó bệnh tiến triển thì chuyển sang thể thở. Con vật thở rất khó khăn, thở thể bụng. Bệnh không gây chết nhiều nhưng lợn sinh trưởng chậm, tiêu tốn thức ăn cao. Chết do mắc bệnh cấp tính thường xảy ra sau 4 - 6 tiếng sau khi có triệu chứng lâm sàng và trong nhiều trường hợp lợn có thể chết mà không có dấu hiệu gì. Tỷ lệ chết có thể lên đến 30 - 50% lợn bệnh.

Vi khuẩn gây bệnh có thể được truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí ở khoảng cách ngắn. Mầm bệnh có thể tồn tại qua thời gian dài trong nước lạnh ( 30 ngày ở 200C), nhiều giờ trong khí dung, tồn tại 4 ngày ở mô phổi và chất thải ra ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên Actinobacillus

pleuropneumoniae có thể bị diệt nhanh chóng ở điều kiện khô và các hóa chất

sát trùng thông thường.

Khi mổ khám các ca bệnh cấp tính thấy các vùng tổ chức phổi không đều, thường đỏ thẫm, nhất là ở các thùy đuôi của phổi. Hoại tử có thể thấy ở các vùng này trong các ca nặng, bị bệnh lâu. Màng phổi viêm dính có fibrin bao phủ trên bề mặt phổi, thường viêm dính lồng ngực kèm theo thẩm xuất dịch.

Chẩn đoán bệnh có thể dựa trên quan sát các triệu chứng lâm sàng kết hợp với các bệnh tích đặc trưng khi mổ khám. Nuôi cấy bệnh phẩm phân lập có thể cho kết luận chính xác. Các phản ứng huyết thanh học bao gồm phản ứng chẩn đoán kết hợp bổ thể và các xét nghiệm ELISA cũng thường được sử dụng.


(16)

9

+ Vi khuẩn Streptococcus spp gây nhiễm trùng máu cấp tính, viêm màng não, viêm đa khớp và viêm phổi ở lợn (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [3]. Bệnh thường xảy ra cấp tính, gây chết lợn đột ngột. Bệnh có thể lây cho người và một số gia súc khác. Thể bệnh viêm não, màng não thường xảy ra ở lợn con từ 1 đến 3 tuần tuổi. Thể viêm khớp, viêm phổi thường xảy ra ở lợn con sau cai sữa và lợn con trưởng thành. Ngoài ra Streptococcus cũng là tác nhân gây bệnh đường sinh dục, sảy thai ở lợn nái, gây viêm vú...

+ Vi k huẩn nguyên thủy Mycoplasma hyopneumoniae gây bệnh viêm phổi mãn tính (còn gọi là bệnh suyễn lợn) giai đoạn từ sau cai sữa đến khi trưởng thành, triệu chứng bệnh chủ yếu là ho dai dẳng, đặc biệt khi gặp thời tiết nóng ẩm, nuôi nhốt chật trội (Ross, 1992) [22]. Bệnh xảy ra chủ yếu ở thể mãn tính với triệu chứng ho kéo dài nhiều ngày (có thể hàng tháng, hàng năm ở lợn nái), ho khan, ho chủ yếu vào sáng sớm và về đêm. Con vật vẫn ăn uống bình thường nhưng sinh trưởng chậm. Bệnh thường thấy dưới dạng mãn tính ở lợn và ít khi thấy ở lợn trước 6 tuần tuổi. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở đàn lợn giai đoạn đang lớn và giai đoạn trưởng thành.

Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi do Mycoplasma biểu hiện ho khan và chậm lớn, không sốt hoặc ít có sự nguy hiểm về chức năng hô hấp nhưng sẽ trở nên nghiêm trọng khi sức đề kháng giảm sút, xuất hiện các vi khuẩn kế phát gây nên các dấu hiệu nặng hơn của dịch viêm phổi địa phương. Lợn biểu hiện sốt, mệt li bì, khó thở, da tím tái và chết.

Bệnh thường lây lan do tiếp xúc trực tiếp hoặc giữa các đàn trong cùng khu vực. Việc lây truyền từ con này sang con khác có thể hoàn toàn không có hiệu quả và đôi khi có thể không xảy ra giữa các con cùng chuồng. Tuy nhiên, sự lây truyền qua không khí hình như được coi là cách nhiễm bệnh của các đàn nuôi kín không có Mycoplasma.


(17)

10

Việc chẩn đoán bệnh có thể đạt hiểu quả ở mức độ nhất định qua kiểm tra bệnh tích phổi ở lò sát sinh, nơi mà biểu hiện rõ các bệnh tích được thấy trong các thùy phổi. Bệnh tích viêm, tụ huyết ở phổi thường có màu đỏ hồng, có thể phát hiện dễ dàng. Tuy nhiên, kiểm tra bệnh tích của phổi ở lò sát sinh không cho phép xác định chính xác về thời gian lúc bắt đầu nhiễm bệnh ở trong đàn.

Việc phân lập mầm bệnh thường khó thực hiện đối với Mycoplasma

hyopneumoniae, nên phương pháp nuôi cấy ít khi được sử dụng phổ biến như

một xét nghiệm chẩn đoán. Phương pháp chẩn đoán phổ biến hiện nay dùng phản ứng miễn dịch huỳnh quang, với bệnh phẩm là tổ chức mô phổi lợn nghi mắc bệnh. Hoặc sử dụng phản ứng kết hợp bổ thể hay kỹ thuật ELISA.

* Nguyên nhân do vi rút

+ Nguyên nhân do vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp Theo Stan Done (2002) [12]: Các vi rút gây bệnh cho lợn thường xuyên nhất là vi rút gây bệnh cúm lợn (Swine Influenza) và vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Porcine Reproductive and

Respiratory Syndrome - PRRS). Ngoài ra còn có một loại vi rút khác nữa là

PCV2 (Porcine circo vi rút type 2).

Kết quả nghiên cứu của Benfield (1992) [15], Li (2006) [18] cho thấy vi rút PRRS có quan hệ gần gũi về mặt sinh học, cấu trúc và di truyền với vi rút gây viêm động mạch truyền nhiễm ở ngựa, vi rút LDV ở chuột và vi rút SHF ở khỉ. Dựa vào các đặc điểm đó mà người ta đưa 4 vi rút vào một nhóm mới, các Arteri vi rút.

Đây là loại vi rút ARN, có vỏ bọc và cũng có khả năng sinh sản trên các tế bào đơn nhân và tế bào đại thực bào, và có khả năng đi qua nhau thai để gây bệnh cho bào thai.

Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu vào năm 1997 trên đàn lợn nhập từ Mỹ (10/51 con có huyết thanh dương tính). Kể từ đầu năm 2007 đến


(18)

11

nay, nhiều địa phương đã xảy ra dịch trên lợn, làm chết nhiều lợn, gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt ở các trại chăn nuôi công nghiệp, tập trung. Trong tháng 3/2007 dịch xuất hiện tại Hải Dương, sau đó xuất hiện tại 7 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng gồm: Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Phòng. Tháng 5/2007 dịch phát ra tại Quảng Nam và sau đó tiếp tục phát hiện thấy ở tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Kết quả xét nghiệm đã xác định nguyên nhân gây bệnh là vi rút PRRS.

Triệu chứng lâm sàng của PRRS rất thay đổi và phụ thuộc vào các chủng vi rút, trạng thái miễn dịch của cơ thể cũng như điều kiện quản lý chăm sóc. Bệnh cảnh lâm sàng xuất hiện ở một số đàn chủ yếu là kết quả của sự nhiễm vi rút từ cá thể mắc bệnh và việc truyền vi rút từ nhau thai của con mẹ mắc bệnh sang bào thai thường xảy ra vào kỳ chửa thứ ba. Triệu chứng lâm sàng của bệnh trong các nhóm lợn có thể được tóm tắt như sau:

- Thời gian nung bệnh từ 3 - 5 ngày.

- Các dấu hiệu đầu tiên là bỏ ăn, sốt và chứng xanh da (Cyanosis). Các triệu chứng lâm sàng tiếp theo tùy thuộc vào tuổi lợn và giai đoạn mang thai.

- Lợn nái giai đoạn cạn sữa: Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm vi rút lợn biếng ăn từ 7 - 14 ngày, chiếm từ 10 - 15% đàn; sốt 39 - 400C, sảy thai thường vào giai đoạn cuối, chiếm từ 1 - 6%; tai chuyển màu xanh trong thời gian ngắn, chiếm 2%; đẻ non chiếm 10 - 15%; động dục giả 3 - 5 tuần sau thụ tinh; đình dục hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ; ho và có dấu hiệu viêm phổi.

- Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú (triệu chứng điển hình), đẻ sớm khoảng 2 - 3 ngày, lợn sơ sinh da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê; đẻ ra thai gỗ chiếm 10 - 15% (thai chết trong 3 - 4 tuần cuối của thai kỳ); lợn con chết ngay sau khi sinh chiếm 30%; lợn con sinh ra yếu, tai chuyển màu xanh, khoảng dưới 5% và duy trì trong vài giờ. Pha cấp tính kéo dài trong đàn tới 6 tuần, điển hình là đẻ non, tăng tỷ lệ thai chết hoặc


(19)

12

yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi sinh, ở một vài đàn có thể tới 30% số lợn con được sinh ra. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3 - 4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 4 - 8 tháng trước khi trở lại bình thường. Ảnh hưởng lâu dài của PRRS tới việc sinh sản rất khó đánh giá, đặc biệt với những đàn tăng số lần phối giống lại hoặc sảy thai. Ảnh hưởng của PRRS tới sản xuất như sau: Tỷ lệ sinh giảm 10 - 15%, giảm số lượng con sống sót sau sinh, tăng lượng con chết khi sinh, lợn hậu bị có khả năng sinh sản kém, đẻ sớm, tăng tỷ lệ sảy thai, chiếm 2 -3%, lợn mẹ bỏ ăn giai đoạn sinh con .

- Lợn đực: Sốt trong thời gian ngắn, kém ăn, hôn mê và có triệu chứng lâm sàng ở đường hô hấp. Lợn đực giống măc PRRS sẽ không còn sinh lực và tinh trùng kém chất lượng.

- Lợn con theo mẹ: Hầu như lợn con sinh ra chết sau vài giờ. Nếu sống sót sẽ tiếp tục chết vào tuần thứ nhất sau khi sinh, một số tiếp tục sống đến lúc cai sữa nhưng có thể có triệu chứng khó thở và tiêu chảy. Tỷ lệ chết trước khi cai sữa từ 10 - 40%. Triệu chứng chủ yếu: lợn ủ rũ, gầy còm do bị đói, chân cong, thở nhanh; sưng mí mắt và kết mạc, đôi khi người ta cho đây là triệu chứng mang tính chẩn đoán đối với lợn con dưới 3 tuần tuổi mắc hội chứng PRRS; lợn con đôi khi ỉa chảy, khi được điều trị bằng kháng sinh không cho thấy hiệu quả.

- Lợn cai sữa và lợn choai: Biểu hiện ủ rũ, viêm phổi, thở nhanh và khó thở; xuất huyết dưới da, tai thường tím xanh, lông cứng và giảm tăng trọng. Tỷ lệ chết đôi khi lên tới 12 - 20% do viêm phổi, lợn bệnh chết thường do bội nhiễm với vi khuẩn kế phát.

- Lợn vỗ béo và lợn sắp xuất chuồng: Lợn ốm với triệu chứng giống như cúm. Biểu hiện viêm phổi, thường kế phát do Pasteurella multocida hoặc

Mycoplasma hyopneumoniae. Thời gian ốm có thể kéo dài đến 3 tuần, tỷ lệ


(20)

13

+ Vi rút gây bệnh cúm lợn (Swine influenza vi rút - SIV) Influenza vi

rút type A (H1N1) gây bệnh cúm lợn ở mọi lứa tuổi, tập trung trong giai đoạn

từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi (Easterday và Hinshaw, 1992) [17]. Vi rút có khả năng bám vào các lông mao phát triển từ lớp màng nhầy. Vi rút cúm lợn là nguyên nhân quan trọng của hội chứng hô hấp ở Mỹ, châu Âu và đông Á. Bệnh cúm lơn năm 1918 do vi rút cúm A (H1N1) nhưng các chủng khác (cúm thường) cũng được khẳng định trong một số trường hợp gây ra rối loạn hô hấp khi có thêm vai trò của một số tác nhân do vi khuẩn kế phát trong các đàn lợn.

Dạng cổ điển của bệnh gây nên ổ dịch cấp tính, với biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, phổ biến là ho, chảy nước mũi và viêm kết mạc. Ổ dịch xảy ra nhanh và khỏi bệnh cũng nhanh sau 5 - 7 ngày, tỷ lệ chết thấp nếu không xảy ra nhiễm trùng kế phát. Thời gian ủ bệnh chỉ 1 - 2 ngày, tỷ lệ mắc bệnh cao (100%) tỷ lệ chết thấp (1%). Sảy thai có thể xảy ra trong đàn lợn nái sinh sản ở nửa sau thời kỳ mang thai.

Trong các đàn mắc bệnh mãn tính triệu chứng có thể nhẹ hơn, cũng không phải mọi triệu chứng đều được biểu hiện. Vi rút đôi khi phân lập được từ những lợn không có triệu chứng bệnh hô hấp. Kháng thể thụ động từ mẹ có thể bảo hộ lợn con tới 12 tuần tuổi, dẫn đến hiện tượng lợn mắc bệnh nhưng không biểu hiện lâm sàng này, các triệu chứng lâm sàng đôi khi biểu hiện khi lợn đã được 12 - 24 tháng tuổi.

Vi rút lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, qua bụi khí hoặc những hạt nước nhỏ. Nó không tồn tại lâu trong môi trường. Vi rút dễ bị vô hoạt nhưng tồn tại lâu trong điều kiện lạnh. Chim có thể mang trùng.

Qua mổ khám thấy những vùng tụ huyết có ranh giới ở thùy đỉnh, thùy tim và có thể ở các thùy khác của phổi. Chất nhầy và dịch rỉ viêm thấy ở phế quản. Chẩn đoán lâm sàng các ổ dịch cổ điển được đơn giản hóa nhờ đặc tính lây lan nhanh của bệnh đường hô hấp. Bệnh mãn tính khó xác định hơn. Hiệu


(21)

14

giá kháng thể tăng lên trong các mẫu huyết thanh cần được xem là nghi ngờ. Phản ứng HI thường được sử dụng, nhưng các phản ứng ELISA có vai trò quan trọng để xác định bệnh.

+ Rối loạn hô hấp do Corona vi rút (Porcine Respiratory Corona vi rút).

Corona vi rút hô hấp của lợn có thể được xác định bằng một số phản

ứng huyết thanh học từ các trường hợp nghi ngờ. Vi rút có thể gây viêm phổi biểu hiện: sốt, ho, mệt mỏi và chết. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở dạng cận lâm sàng.

* Nguyên nhân do ký sinh trùng

Theo Corwin và cs (1992) [16], một trong những nguyên nhân gây bệnh ở đường hô hấp là do giun phổi lợn Metastrongylus gây bệnh khi ký sinh ở khí quản và nhánh phế quản của lợn. Triệu chứng: Lợn bệnh gầy còm, suy dinh dưỡng, hiện tượng ho rõ nhất vào sáng sớm và buổi tối. Giai đoạn đầu con vật vẫn ăn uống bình thường nhưng gầy dần, giai đoạn sau ăn ít, khó thở và chết.

Corwin và cs (1992) [16] cho biết, ấu trùng giun đũa lợn Ascaris suum gây ra trong giai đoạn di hành qua phổi. Triệu chứng bệnh: thỉnh thoảng ho, lợn bệnh gầy còm, lông xơ cứng và chậm lớn.

* Nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh

Theo Vũ Đình Vượng (2004) [14]. Nhiệt độ, độ ẩm cao, nồng độ khí độc trong chuồng nuôi (H2S, NH3, CO2...) tăng cao, thức ăn khô ở dạng bột... Các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp gây phản ứng tiết dịch. Dịch tiết ra nhiều là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sẵn có trong đường hô hấp trên sinh trưởng, phát triển. Khi sức đề kháng của con vật giảm sút, các vi khuẩn này sẽ nhân lên nhanh chóng, tăng lên cả về số lượng và độc lực để gây bệnh.


(22)

15

Ngoài ra, mật độ nuôi đông, nền chuồng gồ ghề, tình trạng stress, yếu tố vệ sinh không đảm bảo, lợn con sau cai sữa hoặc chuyển đàn nhưng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém... đều dẫn tới làm tăng tỷ lệ hội chứng rối loạn hô hấp và viêm phổi ở đàn lợn.

Do đó, muốn giảm hội chứng hô hấp, ngoài việc nâng cao sức đề kháng cho lợn, hạn chế sự có mặt của mầm bệnh trong khu vực chuồng nuôi, cần phải đồng thời hạn chế tối đa các tác động xấu do điều kiện ngoại cảnh gây nên.

2.1.3. Nguyên tắc, phương pháp phòng và điều trị hội chứng hô hấp ở lợn

2.1.3.1. Nguyên tắc phòng bệnh

Để công tác phòng bệnh đạt hiệu quả cao cần thực hiện các biên pháp sau:

* Phòng bệnh khi chưa có dịch

- Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý

Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho đàn lợn đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng của chúng với bệnh dịch.

Thường xuyên theo dõi đàn lợn, phát hiện sớm lợn có biểu hiện lâm sàng, cách ly điều trị kịp thời hoặc xử lý để tránh lây nhiễm bệnh trong đàn.

- Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y

Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi lợn. Đảm bào chuồng trại kín, ấm vào mùa đông và thoáng mát, khô sạch vào mùa hè, mật độ nuôi nhốt vừa phải.

Phòng trừ tổng hợp là biện pháp quan trọng nhất gồm: Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại thường xuyên, định kỳ phun thuốc sát trùng: kiểm soát nồng độ NH3, CO2 trong chuồng nuôi.

Nên tự túc về con giống, nếu nhập giống từ bên ngoài thì nên mua giống từ những vùng an toàn dịch. Lợn mua về phải nhốt riêng để theo dõi ít


(23)

16

nhất một tháng, nếu không có triệu trứng ho, khó thở thì mới nhập đàn. Đối với đực giống, cần phải chặt chẽ hơn: kiểm tra lại lai lịch, nguồn gốc, nhốt riêng ít nhất hai tháng, hàng ngày theo dõi triệu chứng hô hấp sao cho đảm bảo mới đưa vào sử dụng.

- Phòng bệnh bằng vắc xin:

Vắc xin dựa trên cơ sở các vi sinh vật có tính gây bệnh nhưng không có tác động có hại. Điều này đạt được bằng các biến đổi vi sinh vật đó theo một số cách nên khi gây nhiễm vào cơ thể sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch tế bào hoặc miễn dịch dịch thể nhưng không gây ra hậu quả bệnh lý do vi sinh vật đó.

Vắc xin vô hoạt: Loại vắc xin này dựa trên các vi sinh vật đã bị diệt bằng hóa chất, nhiệt độ hay tia xạ. Nói chung, các vắc xin vô hoạt an toàn nhưng có nhược điểm là kích thích đáp ứng miễn dich tương đối yếu nên phải định kỳ tiêm nhắc lại để tạo miễn dịch chắc chắn.

Vắc xin nhược độc: Vắc xin này dựa trên các vi sinh vật sống đã được biến đổi nên khi gây nhiễm vào cơ thể gia súc sẽ tạo ra các đáp ứng miễn dịch nhưng không gây được bệnh, hay cùng lắm là bệnh nhẹ (chỉ là phản ứng đáp ứng miễn dịch), có thể giảm độc bằng nhiều cách khác nhau, bằng các yếu tố vật lý, hóa học hay bằng tác nhân sinh học như nuôi cấy nhiều đời trên cơ thể động vật không cảm thụ để giảm độc. Nói chung, vắc xin nhược độc có hiệu lực hơn vắc xin chết, nhưng do vắc xin nhược độc là vi sinh vật sống, nên đòi hỏi bảo quản, sử dụng phải cẩn thận hơn. Thường giữ vắc xin trong nhiệt độ tủ lạnh, thậm chí trong nhiệt độ lạnh âm sâu.

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin đối với một số bệnh đường hô hấp ở lợn thịt và lợn nái sinh sản, nái hậu bị được trình bày ở bảng 2.1.


(24)

17

Bảng 2.1. Lịch tiêm phòng cho đàn lợn thịt, lợn hậu bị của trại Loại

lợn

Tuổi của lợn

(Tuần tuổi) Loại vắc xin sử dụng

Phòng bệnh

Lợn thịt và lợn hậu

bị

4 Boringer Tai xanh

5 HC – Vac Dịch tả

6 Mycoplasma Suyễn

7 Aftofor Lở mồm long móng

9 HC – Vac Dịch tả (nhắc lại)

11 Aftofor Lở mồm long móng

(nhắc lại) * Phòng khi có dịch

Bệnh này phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ dịch bệnh, tạo cho con vật sức đề kháng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh.

Phải có chuồng cách ly để nuôi dưỡng những lợn mới nhập hoặc những lợn ốm.

Phải định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại, phân rác, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 20%, NaOH 10%, crizin 5 - 10%, formon 5%, rắc vôi bột, quét vôi tường.

Bồi dưỡng tốt đàn lợn ốm, cho thức ăn dễ tiêu, đủ protein, vitamin và muối khoáng, có thể trộn thêm khoáng sinh oreomicin, tetramycin và thức ăn để phòng bệnh.

2.1.3.2. Nguyên tắc điều trị

Bệnh lý của hội chứng hô hấp gồm hai quá trình là rối loạn đường hô hấp và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Hậu quả là do con vật ho nhiều, khó thở, phổi bị viêm nặng, dẫn tới mất dần chức năng hô hấp, cơ thể thiếu oxy trầm


(25)

18

trọng, lượng axit lactic sinh ra nhiều nhưng chuyển hóa không kịp nên cơ thế con vật bị trúng độc toan mà chết. Bởi vậy, để điều trị hội chứng hô hấp cần tuân theo nguyên tắc cụ thể như sau:

+ Phát hiện sớm và kịp thời điều trị: cần tiến hành cách ly lợn bệnh và theo dõi chặt chẽ hiện tượng ho, khó thở của con vật bị bệnh, xác định bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời không để con vật bị nhiễm khuẩn và viêm phổi quá nặng gây khó khăn cho việc điều trị.

+ Điều trị căn nguyên phải kết hợp điều trị triệu chứng: việc điều trị có thể dùng liệu pháp khác nhau để đạt được mục đích loại trừ căn nguyên. Để điều trị hội chứng hô hấp do vi khuẩn gây ra thì việc điều trị kháng sinh không thể tránh khỏi, tuy nhiên việc lựa chọn kháng sinh để điều trị cần phải kiểm tra qua thử kháng sinh đồ và kiểm nghiệm qua thực tế điều trị. Vì một số loại kháng sinh trên lý thuyết có tác dụng rất tốt với vi khuẩn gây bệnh, nhưng khi thử kháng sinh đồ và trên thực tế điều trị lại không có hiệu quả cao do vi khuẩn đã tăng độc lực hoặc biến chủng, gây kháng thuốc hoặc nhờn thuốc. Ngoài ra, phải tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh. Đồng thời với việc điều trị căn nguyên cần kết hợp điều trị triệu chứng. Triệu chứng của hội chứng hô hấp thường là ho, khó thở, có thể bị sốt... do đó cần sử dụng thuốc có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho giúp cho quá trình lưu thông khí được tốt và dùng các thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, tránh quá trình viêm lan rộng để giảm mức độ trầm trọng của bệnh. Ngoài ra, kết hợp bổ sung thêm các loại vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực..., để tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp nhanh chóng phục hồi đường hô hấp bị tổn thương.

+ Điều trị bệnh phải kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng tốt để hạn chế tới mức thấp nhất tác động của bệnh nguyên, giúp con vật nâng cao sức đề kháng chống lại các yếu tố bất lợi.


(26)

19

+ Ngăn ngừa bệnh kế phát:

Để giảm tác động xấu của bệnh, ngoài việc nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, cần phải ngăn ngừa bệnh kế phát. Khi có dịch bệnh xảy ra, sức đề kháng của vật nuôi rất kém, vật nuôi rất dễ mắc bệnh kế phát hoặc bệnh ghép làm cho bệnh càng trở nên trầm trọng và phức tạp hơn. Đôi khi tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết do bệnh thì ít mà do nguyên nhân kế phát thì nhiều. Như bệnh suyễn lợn thường kế phát các bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, nhiễm khuẩn

Streptococcus suis... Do đó, cần tiêm phòng định kỳ các bệnh theo lịch tiêm

vắcxin, tiêm phòng có chất lượng và hiệu quả. - Phương pháp điều trị.

Điều trị các hội chứng hô hấp do vi khuẩn gây ra bằng kháng sinh đặc hiệu. Trên thực tế có nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị như:

Dùng kháng sinh lincomycin, tiêm bắp thịt, liều 1ml/10kgTT. tulavitryl, tiêm bắp thịt, liều 1ml/40kgTT.

genta-tylan, tiêm bắp thịt, liều 2ml/10kgTT. tiamulin tiêm bắp, liều 0,15mg/kg TT.

tylogenta tiêm bắp, liều 1ml/10kg TT.

vetrimoxin L.A tiêm bắp, liều 1ml/10kg TT.

oxytetracyclin tiêm bắp hoặc dưới da, liều 5mg/kgTT.

Các thuốc này đều dùng liên tục trong 5 - 7 ngày. Kết hợp sử dụng brohexine, để điều trị triệu chứng, long đờm, giảm ho, giãn phế quản... và các thuốc trợ sức trợ lực như b. complex, vitamin c...

Nếu lợn ho do giun phổi hoặc ấu trùng giun tròn thì có thể dùng một trong các loại thuốc sau: hanmectin 25% hoặc levamisol 7,5% tiêm dưới da hoặc menbendazol cho uống.


(27)

20

2.1.4. Đặc điểm một số giống, dòng lợn nuôi tại trại

* Giống lợn Landrace:

Giống lợn nổi tiếng Landrace được tạo ra ở Đan Mạch. Việc tạo giống lợn Landrace được bắt đầu vào năm 1895, khi mà một số giống lợn Yorkshire được nhập vào Đan Mạch từ nước Anh và cho giao phối với lợn địa phương của Đan Mạch. Giống lợn địa phương của Đan Mạch có tầm vóc khá to, thô, mông xuôi chân thẳng, tai cụp xuống, tính chịu đựng kham khổ và khả năng sinh sản cao. Nhờ chọn lọc khắt khe từ năm 1900 đến năm 1925 người ta đã củng cố được giống lợn Landrace và chính thức được công nhận vào năm 1925. Nhờ có giống lợn Landrace đã tạo cho Đan Mạch trở thành nước sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới.

Đặc điểm ngoại hình toàn thân có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai lưng mông, đùi rất phát triển. Toàn thân có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi, đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc.

Khả năng sản xuất: Giống lợn Landrace có khả năng sinh sản cao và khả năng nuôi con khéo, lợn Landrace thường được chon làm dòng cái trong các công thức lai giữa lợn ngoại cao sản với nhau. Khả năng sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng thấp từ 2,7 – 3,01 kg; tăng khối lượng bình quân/ngày từ 700 – 800 g, tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ từ 58 – 60%. Khối lượng cơ thể của lợn đực từ 280 – 320 kg, của lợn cái từ 220 – 250 kg.

* Giống Yorkshire:

Giống lợn Yorkshire được hình thành ở vùng Yorkshire của nước Anh. Trong thời gian đầu của quá trình tạo giống có mội giống lợn trắng lớn, xương to, trường mình, có các chấm đen trên da được nuôi nhiều tại nước Anh. Các nhà chọn giống đã chọn lọc giống này và cho lai tạo với giống lợn trắng Leicester và hình thành lên giống lợn Yorkshire trắng lớn. Lợn nái Yorkshire có khả năng sinh sản cao, đẻ nhiều con trên lứa, chất lượng và khối lượng thịt xẻ cao.


(28)

21

Lợn Yorkshire có lông trắng ánh vàng, đầu cổ hơi nhỏ và dài, mặt rộng tai to trung bình hướng về phía trước, vai đầy đặn, ngực sâu, lưng hông rộng bằng, mình dày sâu, xương sườn nở, 4 chân chắc khỏe, móng chân chắc thích hợp cho chăn thả.

Đặc điểm sinh trưởng: Lợn Yorkshire sinh trưởng phát dục nhanh. Khối lượng trưởng thành của con đực từ 250 – 300 kg, của con cái 200 – 250 kg; tăng trọng khối lượng bình quân từ 650 – 750 g/con/ngày; tiêu tốn thức ăn từ 2,8 -3,1 kg/kg tăn khối lượng, tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ từ 55 – 59%.

Khả năng sinh sản: Lợn Yorkshire có khả năng sinh sản tương đối cao, đẻ bình quân 10 – 11 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 1,1 - 1,2 kg/con.

* Giống lợn Duroc:

Giống lợn Duroc được hình thành ở khu vực miền đông của nước Mỹ vào khoảng những năm 1860. Màu lông đỏ của lợn Duroc là do việc lai tạo với giống lợn đỏ - nâu nhập vào nước Mỹ từ nước Ghi nê của Châu Phi. Lợn Duroc hiện nay đã khá phổ biến ở các nước châu Âu, châu Á và chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng đàn lợn của nước Mỹ. Lợn nái có nhiều sữa cho con bú nên tốc độ tăng trưởng của lợn con nhanh. Lợn có khả năng chống chịu nắng, nóng khá tốt nên có khả năng chăn thả trong khu rào quây, có mái che ở chỗ ăn và trú nắng, trú mưa. Thịt có tỷ lệ nạc cao, ngon, chắc, sợi cơ mịn, được sử dụng để ăn tươi, tham gia nhiều vào công nghệ đóng đồ hộp.

Đặc điểm ngoại hình: Giống lợn Duroc có màu lông đỏ, bao gồm đỏ nhạt đến đỏ xẫm. Có thân hình to lớn, bốn chân to khỏe, tai to ngắn, 1/2 phía đầu tai gập về phía trước, mông vai phát triển nở nang, đầy đặn. Là giống lợn có tỷ lệ nạc cao.

Đặc điểm sinh trưởng: Lợn Duroc có khả năng tăng trọng 785g/ngày, khả năng tăng thịt nạc 320g/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,91kg/kg tăng khối lượng. Nuôi 171,89 ngày tuổi, đạt khối lượng 99,88kg. Tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ cao. Một trong những ưu điểm của lợn Duroc được ghi nhận đó là khả năng tăng khối lượng nhanh, khả năng chuyển hóa thức ăn thành thịt cao và chất lượng thịt tốt.


(29)

22

Khả năng sinh sản : Lợn Duroc có khả năng sinh sản tương đối cao. Trung bình đạt 1,7 - 1,8 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 11 con, khối lượng sơ sinh của lợn con trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg, khối lượng cai sữa 12 – 15 kg. Sức tiết sữa của lợn đạt 5 - 8 kg/ngày. Duroc trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250-280 kg. Giống Duroc được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam.

Sử dụng các giống lợn Landrace, Yorkshire, Duroc trong công thức lai 3 giống để tạo ra tổ hợp lai thương phẩm mang 3 máu có ưu thế lai cao, đáp ứng được mục đích nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi

Công thức lai tạo con thương phẩm 3 máu

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp xuất hiện ở Việt Nam năm 1997 do nhập lợn từ Mỹ về. Từ đó đến nay bệnh đã được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng trị.

Đực L06

100% NUÔI THỊT

Nái D(LY)

Đực D(LY)

Đực

D(YL) D(YL) Nái

100% NUÔI THỊT

Đực F1(YL)

Nái L11 Đực L11 Nái L06

Đực Duroc

Đực F1(LY) Nái F1(LY) Nái

F1(YL)


(30)

23

Theo Trần Thị Bích Liên và cs (2007) [7], đây là bệnh truyền nhiễm có triệu chứng phức tạp, bệnh có thể xảy ra trên toàn đàn. Tính chất lây lan mạnh và gây thiệt hại kinh tế lớn cho chăn nuôi công nghiệp. Tại Việt Nam, bệnh được báo cáo năm 1998. Điều tra ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cho thấy 25% mẫu huyết thanh lợn có kháng thể PRRS (596/2308 mẫu); 5/15 trại, chiếm 33% nhiễm PRRS. Tỷ lệ nhiễm PRRS ở các trại chăn nuôi công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh là 5,97%, ở Cần Thơ là 66,86%.

Các nghiên cứu về PRRS ở những trại lợn giống tại các tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ lợn có huyết thanh dương tính với bệnh rất cao, từ 1,30 - 68,29% .

Theo Cù Hữu Phú (2002) [9], khi gây bệnh thực nghiệm trên chuột và lợn đã kết luận vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và vi khuẩn

Pasteurella multocida phân lập được có độc lực cao đối với chuột bạch và lợn,

đồng thời khẳng định vi khuẩn là một trong nhưng nguyên nhân chính gây bệnh đường hô hấp ở lợn. Tác giả đã sử dụng kết quả này làm cơ sở cho việc lựa chọn chủng để chế auto vắc xin phòng hội chứng hô hấp cho lợn do các vi khuẩn nêu trên gây ra. Mặt khác còn cho biết các vi khuẩn này mẫn cảm cao với các loại kháng sinh rifampicin, ceftazidin, ciproflocin và khuyến cáo nên sử dụng các loại kháng sinh này để điều trị cho lợn mắc hội chứng hô hấp.

Theo Đặng Xuân Bình và cs (2007) [1], khi giám định một số đặc tính vi sinh vật học của Actinobacillus pleuropneumoniae phân lập từ những lợn mắc bệnh cũng khẳng định vi khuẩn có độc lực mạnh, có các đặc tính sinh hóa học điển hình của giống: bắt màu Gram âm, gây dung huyết kiểu beta trên thạch máu cừu, không mọc trên môi trường macconkey, không sinh idol, phản ứng oxydase âm tính, phản ứng urease dương tính, lên men các loại đường maltose, lactose, không lên men các loại đường glucose, grabinosse, sorbitol.


(31)

24

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Henrenda và cs (1994) [5] cho biết: Vi khuẩn Actinobacillus

pleuropneumoniae có thể phân lập được trong mũi và phổi của lợn khỏe mạnh.

Bệnh có thể nổ ra do các điều kiện không thuận lợi của môi trường, các yếu tố stress, sự có mặt của mầm bệnh gây nên. Để chẩn đoán bệnh bằng phản ứng huyết thanh học (phản ứng cho ra ELISA), Nicolet (1992) [18] đã sử dụng kháng nguyên Actinobacillus pleuropneumoniae serotyp 2 và serotyp 5 có bản chất là Polisaccharid của giáp mô.

Theo Stan Done (2002) [12], vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae có khả năng giải phóng ra enzym protease có khả năng phân hủy hemoglobin, để lấy đi sắt của vật chủ. Ngoài ra, vi khuẩn còn có khả năng sinh ra nội độc tố mạnh. Bản thân vi khuẩn được bao bọc bởi một lớp giáp mô có tác dụng bảo vệ vi khuẩn thoát khỏi hệ thống thực bào của cơ thể vật chủ.

Nguyên nhân gây bệnh PRRS được Collins và cs xác định năm 1990 dựa trên kết quả gây hội chứng hô hấp thực nghiệm cho lợn bằng cách dùng bệnh phẩm của lợn ngoài thực địa đã qua chọn lọc gây nhiễm cho lợn thí nghiệm. Năm 1991 Viện nghiên cứu Thú y trung ương ở Lelystad (Hà Lan) đã khẳng định nguyên nhân gây bệnh là một vi rút sau khi áp dụng Định đề Koch và đã phân lập lại được virút trên tế bào đại thực bào phế nang của lợn. Các tác giả Hà Lan đặt tên vi rút là vi rút Lelysad (LV). Một năm sau, các tác giả người Mỹ cũng phân lập được một vi rút và đặt tên là vi rút VR-2332. Về mặt di truyền và tính kháng nguyên, hai vi rút này hoàn toàn khác nhau và người ta cho rằng nếu như chúng xuất phát từ một tổ tiên thì sau đó mỗi vi rút tiến hóa theo một đường khác nhau.

Kết quả của một loạt nghiên cứu sau này của Benfield, (1992) [15] cho thấy vi rút PRRS có quan hệ gần gũi về mặt sinh học, cấu trúc và di truyền với vi rút gây viêm động mạch truyền nhiễm ở ngựa, vi rút LDV ở chuột và vi


(32)

25

rút SHF ở khỉ. Dựa vào các đặc điểm đó mà người ta đưa 4 vi rút vào một nhóm mới với danh mục phân loại như sau: giống arteri vi rút họ

arterezirútdae, bộ Nidovirales.

Benfield, (1992) [15], Tô Long Thành (2007) [13] đã tóm lược những triệu chứng lâm sàng trên lợn chuẩn bị xuất chuồng bao gồm: Biếng ăn, sốt khoảng 104oF - 106oF, thở khó (thở nhanh và thở sâu) giảm huyết áp, hôn mê, ho, thường gia tăng những yếu tố gây nhiễm kế phát đường hô hấp.

Theo Stan Done (2002) [12], vi rút gây PRRS có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng các đại thực bào cư trú tại các phế nang ở phổi gây ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ phổi chống lại sự nhiễm trùng. Các tế bào đại thực bào là những nơi chủ yếu cho vi rút nhân lên. Chính vì vậy, đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây nhiễm trùng kế phát, nguy cơ viêm phổi tăng lên do hệ thống miễn dịch của phổi bị tổn thương, các tế bào đại thực bào đã bị phá hủy.


(33)

26

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Lợn thịt giai đoạn từ cai sữa đến 5 tháng tuổi. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: Trại lợn gia công của công ty cổ phần CP Việt Nam nuôi tại xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 16/12/2014 3.3. Nội dung nghiên cứu

- Theo dõi tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo đàn và theo cá thể - Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo tháng tuổi ở lợn thịt nuôi tại trại của công ty CP

- Theo dõi tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo các tháng ở lợn thịt nuôi tại trại gia công của công ty CP.

- Theo dõi tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo tính biệt ở lợn thịt nuôi tại trại

- Theo dõi tỷ lệ lợn chết do mắc hội chứng hô hấp

- Theo dõi những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh - Theo dõi hiệu quả điều trị của 2 loại thuốc tylogenta và vetrimoxin L.A ở lợn mắc hội chứng hô hấp

3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Chỉ tiêu theo dõi về tình hình mắc hội chứng hô hấp tại trại lợn gia công của công ty cổ phần CP Việt Nam nuôi tại xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.


(34)

27

+ Tỷ lệ mắc hội chứng theo tuổi

+ Tỷ lệ mắc hội chứng theo tháng trong năm + Tỷ lệ mắc hội chứng theo tính biệt

+ Tỷ lệ lợn chết do hội chứng hô hấp

- Chỉ tiêu theo dõi về biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của hội chứng hô hấp. + Các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn mắc hội chứng hô hấp. + Bệnh tích của lợn mắc hội chứng hô hấp.

- Chỉ tiêu theo dõi và so sánh kết quả điều trị hội chứng hô hấp bằng hai loại kháng sinh tylogenta và vetrimoxin L.A.

+ Số con điều trị (con) + Số con khỏi bệnh (con) + Tỷ lệ khỏi bệnh (%)

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu hội chứng hô hấp ở lợn nuôi trong trại gia công của công ty CP Việt Nam tại xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần điều tra tại trại.

- Lập sổ theo dõi đàn lợn cần điều tra bằng theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng lâm sàng có thể quan sát được hàng ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối.

- Tiến hành theo dõi chẩn đoán ghi chép số liệu.

- Hàng ngày theo dõi sức khoẻ đàn lợn, phát hiện những hội chứng hô hấp. - Từ đó tính toán tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp.

* Phương pháp nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của hội chứng hô hấp lợn ở giai đoạn sau cai sữa đến 5 tháng tuổi

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày đặc biệt buổi tối và sáng sớm để phát hiện lợn bệnh.


(35)

28

- Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát hàng ngày.

- Triệu chứng quan sát được như ho, ho khan, đặc biệt vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối. Thở khó, há mồm ra để thở và chủ yếu thở thể bụng.

- Mổ khám những con lợn chết để quan sát đặc điểm các khí quan bên trong.

* Phương pháp so sánh hiệu quả điều trị hội chứng hô hấp bằng tylogenta và vetrimoxin L.A

- Tất cả các lợn mắc bệnh, có triệu chứng điển hình của hội chứng hô hấp như: ho, ho khan, khó thở, tần số hô hấp tăng cao… đều được chia ngẫu nhiên vào hai ô chuồng, sau đó sử dụng hai phác đồ điều trị và so sánh. Ô chuồng thứ nhất sử dụng thuốc kháng sinh tylogenta. Ô chuồng thứ hai sử dụng thuốc kháng sinh vetrimoxin L.A, tiêp bắp, liều lượng 1ml/10kg TT, tiêm liên tục 5 ngày.

- Số lượng lợn điều trị: 97 con giai đoạn từ cai sữa đến 5 tháng tuổi

- Đảm bảo sự đồng đều mức độ mắc bệnh và điều kiện về vệ sinh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng …

- Phương pháp sử dụng thuốc: + Phác đồ 1:

. tylogenta: tiêm bắp, liều lượng 1ml/10kgTT x 5 ngày. . analgin c: 1ml/15kg TT , tiêm bắp cổ x 3 ngày.

. bromhexin: 1ml/kg TT, tiêm bắp cổ x 3 ngày. . b. complex : 2ml/con/lần, cho uống x 3 ngày. + Phác đồ 2 :

.vetriamoxinL.A: tiêm bắp, liều lượng 1ml/10kg TT x 5 ngày. . analgin c: 1ml/15kg TT , tiêm bắp cổ x 3 ngày.

. bromhexin: 1ml/kg TT, tiêm bắp cổ x 3 ngày. . b. complex: 2ml/con/lần, chouống x 3 ngày.


(36)

29

- Sau khi có kết quả điều trị chúng em đánh giá được hiệu quả điều trị của hai loại kháng sinh trên bằng phương pháp so sánh từng chỉ tiêu. Từ đó đưa ra được kết quả so sánh về hiệu quả điều trị của hai loại kháng sinh trên và đưa ra khuyến cáo nên sử dụng kháng sinh nào trong điều trị bệnh tại trại chăn nuôi của công ty CP.

* Thành phần của thuốc vetrimoxin L.A: lọ 100ml có chứa 15gr amoxycilin/100ml. Công dụng: đặc trị viêm phổi, tiêu chảy, co giật, viêm rốn, viêm khớp….

* Thành phần của thuốc tylogenta: lọ 100ml có chứa 10gr tylosin tartate và 5g gentamycine/100ml. Công dụng: đặc trị viêm phổi, tiêu chảy, viêm rốn, viêm tử cung…

3.5. Phương pháp tính các chỉ tiêu

Các chỉ tiêu trên theo dõi bằng điều trị, quan sát, ghi chép, thống kê hàng ngày.

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = ∑ Số con mắc bệnh x 100 ∑ Số con theo dõi

Tỷ lệ chết (%) = ∑ Số con chết x 100 ∑ Số con mắc bệnh

Tỷ lệ khỏi (%) = ∑ Số con khỏi bệnh X 100 ∑ Số con điều trị


(37)

30

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả phục vụ sản xuất

4.1.1. Công tác chăn nuôi

- Công tác vệ sinh chăm sóc đàn lợn:

Công tác vệ sinh là một trong những khâu quan trọng quyết định đến thành quả chăn nuôi. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này trong suốt thời gian thực tập em đã cùng các cán bộ công nhân viên trong trại thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y.

Hàng ngày em tham gia quét dọn vệ sinh chuồng nuôi và khu vực xung quanh, khơi thông cống rãnh thoát nước. Định kì phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột trong chuồng trại đường đi và xung quanh khu vực trại, thường xuyên thay hố sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh từ ngoài vào khu vực chăn nuôi. Từ đó góp phần ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.

Trong quá trình thực tập em đã tham gia nuôi dưỡng 900 con lợn, phun thuốc sát trùng ở xung quanh chuồng nuôi, trong chuồng nuôi 30 lần, vệ sinh hố sát trùng 15 lần.

Quá trình làm tốt công tác vệ sinh chăm sóc đàn lợn đã hạn chế được dịch bệnh phát triển và lây lan, giảm tiểu được thiệt hại kinh tế của trại do dịch bệnh gây ra. Đồng thời tạo cho đàn lợn có sức đề kháng tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.1.2. Công tác thú y

* Điều tra tình hình dịch bệnh

Hòa Bình là một tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển với nhiều trang trại, trung tâm chăn nuôi của nhà nước, tư nhân. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi trong các hộ gia đình có quy mô nhỏ vẫn còn. Do đó, tình hình dịch bệnh trong tỉnh cung khá phức tạp.


(38)

31

Riêng đối với trại của công ty CP, do làm tương đối tốt công tác phòng và trị bệnh nên tình hình dịch bệnh tại đây chỉ tập trung vào một số bệnh đường hô hấp, tiêu hoá. Tuy nhiên, khi bệnh dịch tả bùng phát thì trại cũng bị tổn thất lớn về số lượng lợn mắc và tử vong.

* Công tác tiêm phòng

Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trại thực hiện quy trình tiêm phòng rất nghiêm ngặt. Quá trình thực hiện đề tài tại cơ sở, em đã tham gia cùng cán bộ trại tiêm phòng cho đàn lợn.Thực hiện tiêm phòng sử dụng vắc xin boringer để phòng bệnh tai xanh cho lợn 4 tuần tuổi, sử dụng vắc xin HC-Vac để phòng bệnh dịch tả cho lợn 5 tuần tuổi, sử dụng vắc xin

Mycoplasma để phòng bệnh suyễn cho lợn 6 tuần tuổi, sử dụng vắc xin

Aftofor để phòng bệnh lở mồm long móng cho lợn 7 tuần tuổi. Các vắc xin sử dụng phòng bệnh đều an toàn cho lợn.

4.1.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

Để việc điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán kịp thời và chính xác giúp đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp sẽ làm giảm được: tỷ lệ tử vong, thời gian sử dụng thuốc và thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em cùng với cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành theo dõi lợn ở tất cả các ô chuồng, nhằm phát hiện lợn ốm. Khi mới mắc bệnh lợn ít biểu hiện triệu chứng điển hình. Khi quan sát thấy những triệu chứng như: ủ rũ, mệt mỏi, giảm ăn uống, ít hoạt động, thân nhiệt cao thì chúng em tiến hành tập trung theo dõi và chẩn đoán bệnh. Trong thời gian thực tập em đã chẩn đoán và điều trị được một số bệnh xẩy ra trên đàn lợn của trại:

- Bệnh viêm khớp:

+ Triệu chứng: Lợn thường bị viêm khớp gối, khớp bàn và khớp ngón. Lúc đầu con vật thường đi khập khiễng, sau nặng dần và bị què, ngại vận động, đứng dậy khó khăn, chỗ viêm thường sưng đỏ, sờ vào con vật có biểu hiện né tránh. Lợn ủ rũ, lông xù, nằm một chỗ.


(39)

32

+ Điều trị: Dùng histamox hoặc vetrimoxin L.A liều 1ml/10kgTT dùng liên tục 5 ngày

- Bệnh viêm da do tụ cầu:

+ Triệu chứng: lợn sốt, gầy, viêm da tiết dịch toàn thân. Lúc đầu nhỏ như đầu tăm, về sau to dần lên, tạo nhiều đường nứt. Dịch viêm đóng vẩy khô màu nâu làm cho lông dính bết vào nhau. Lợn bị bệnh không bị ngứa.

+ Điều trị: Dùng dung dịch casstellanil bôi không quá 1/3 cơ thể. - Bệnh ghẻ:

+ Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện ở vùng da mỏng như mõm, gốc tai, tứ chi, sau mới lan dần khắp cơ thể. Khi lợn bị ghẻ, lợn thường có biểu hiện ngứa.

+ Điều trị: Dùng hantox đổ dọc sống lưng, hoặc tiêm hamectin 2,5% 1ml/15 kgTT.

4.1.4. Công tác khác

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn và tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học. Chúng em còn tham gia một số công việc sau:

Thường xuyên tham gia vào công việc dọn dẹp vệ sinh khu vực xung quanh chuồng nuôi và trong các dãy chuồng: quét rửa chuồng, tắm cho lợn, dùng máy bơm cao áp vệ sinh sàn chuồng, phun thuốc sát trùng, quét vôi nền chuồng, hành lang và đường đi trong trại. kết quả của công tác phục vụ sản xuất được trình bày qua bảng 4.1.


(40)

33

Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Nội dung công việc Số lượng

(con)

Kết quả Số lượng

(con)

Tỷ lệ (%) 1.Tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn An toàn

Suyễn (Mycoplasma) 900 900 100

Tai Xanh (Boringer) 900 900 100

Dịch tả lợn (HC - Vac) 900 900 100

Lở mồm long móng (Aftofor) 900 900 100

2. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn Khỏi

Bệnh viêm khớp 72 64 88,88

Bệnh viêm da 90 89 98,88

Bệnh ghẻ 68 68 100

3. Công tác khác An toàn

Nuôi dưỡng Con 900

Vệ sinh hố sát trùng Lần 15

Vệ sinh chuồng nuôi Chuồng 4

Phun thuốc sát trùng chuồng trại Lần 30 4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo đàn và theo cá thể

Qua quan sát triệu chứng: ho, lúc đầu ho khan, con vật khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng. Quan sát hàng ngày, cả buổi tối, buổi sáng sớm, đặc biệt là vào những ngày thay đổi thời tiết. Em đã xác định được kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp ở lợn thịt nuôi tại trại và trình bày ở bảng 4.2.


(41)

34

Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo đàn và theo cá thể Dãy chuồng

theo dõi (dãy)

Lợn mắc bệnh theo đàn Lợn mắc bệnh theo cá thể Số đàn theo dõi (đàn) Số đàn mắc bệnh (đàn) Tỷ lệ (%) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)

1 14 14 100 290 38 13,10

2 14 14 100 260 59 22,69

Tính chung 28 28 100 550 97 17,64

Bảng 4.2 cho thấy: Lợn mắc hội chứng hô hấp theo đàn với tỷ lệ rất cao, chiếm 100%. Kết quả này đã cho thấy hội chứng hô hấp xảy ra có tính chất lây lan rất mạnh, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, chuồng trại ô nhiễm, mầm bệnh có thể tồn tại và phát triển trong đàn. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, có thể qua đường tiêu hóa hay sinh dục (do quá trình thụ tinh nhân tạo, tinh dịch hay các dụng cụ thụ tinh có tồn tại virút gây bệnh), qua nhau thai. Trong đàn nếu có một lợn bệnh thì mầm bệnh sẽ thường xuyên được đào thải ra ngoài môi trường. Mặt khác, mầm bệnh được thải ra có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường chúng có thể bám vào các hạt bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi... hoặc tồn tại trong dịch nhầy, phân, trên nền chuồng... Trong môi trường này, lợn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố trên nên mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Ngoài ra, qua điều tra cho thấy: Nguyên nhân làm hội chứng hô hấp lây lan mạnh như vậy vì trong trại thường xuyên có sự di chuyển lợn, dồn, ghép đàn, mật độ nuôi nhốt đông, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Đặc biệt, khi điều kiện nhiệt độ, ẩm độ môi trường cao, khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và chăm sóc nuôi dưỡng của lợn ngoại ở nước ta kém, làm giảm sức đề kháng của lợn.


(42)

35

Tỷ lệ cá thể mắc bệnh chiếm từ 13,10% - 22,69%. Trong 2 dãy chuồng theo dõi có 550 con có 97 con mắc bệnh, trong đó cả 2 dãy chuồng đều mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở mỗi dãy là khác nhau có số tỷ lệ đàn, tỷ lệ mắc bệnh ở dãy 1 là 13,10%. Dãy 2 tỷ lệ mắc bệnh là 22,69%. Qua quá trình thực hiện đề tài em thấy: Nguyên nhân dãy 2 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn vì dãy 2 được nuôi ở dãy chuồng có cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh kém hơn. Đây là dãy chuồng đã được xây dựng từ lâu, cơ sở vật chất đã bị xuống cấp, các ô chuồng không có ngăn riêng để lợn thải phân nên tình trạng vệ sinh kém, phân và nước tiểu còn đọng nhiều ở nền chuồng, mật độ nuôi nhốt đông. Ngoài ra, các ô chuồng của dãy 2 không có hệ thống che chắn khi thời tiết thay đổi (mưa, gió) những nguyên nhân trên chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Dãy 1 có tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp thấp hơn, vì đây là những chuồng mới được xây dựng, có ngăn riêng cho lợn thải phân nên tình trạng vệ sinh tốt hơn, có quạt thông khí nên nồng độ khí độc giảm, mật độ nuôi thích hợp , có hệ thống che chắn tốt hơn.

Có thể thấy rõ ràng, điều kiện vệ sinh, mật độ nuôi nhốt, môi trường mang mầm bệnh... có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Điều kiện vệ sinh kém không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn lợn, bởi nồng độ các khí độc như NH3, H2S, CO... trong phân, nước tiểu của lợn thải ra rất cao, dẫn tới làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho mầm bệnh nhân lên cả về số lượng và độc lực để gây bệnh. Ngoài ra, mật độ nuôi nhốt quá đông cũng ảnh hưởng rất lớn tới mức độ lây lan của bệnh. Kết quả này hoàn toàn phù hợp theo Benfield, (1992) [15].

Mặt khác thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân làm cho hội hứng hô hấp gia tăng ở lợn ngoại.


(43)

36

4.2.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo tuổi ở lợn thịt

Để biết được ảnh hưởng của lứa tuổi đến tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn thịt, chúng em tiến hành chia lợn làm các giai đoạn sau: giai đoạn từ cai sữa đến hai tháng tuổi, giai đoạn từ > 2 - 3 tháng tuổi, giai đoạn từ > 3 - 4 tháng tuổi và giai đoạn từ > 4 - 5 tháng tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo tháng tuổi Tháng tuổi Số lợn theo dõi

(con)

Số lợn mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh (%)

Sau cai sữa - 2 147 15 10,20

> 2 – 3 144 19 13,19

> 3 – 4 128 36 28,13

> 4 – 5 131 27 20,61

Tính chung 550 97 17,64

bảng 4.3 cho thấy, tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp tăng dần theo tháng tuổi. Lợn ở giai đoạn từ cai sữa đến hai tháng tuổi có tỷ lệ mắc thấp nhất và sau đó tăng dần ở giai đoạn >2 - 3 tháng tuổi, >3 - 4 tháng tuổi mắc cao nhất, >4 - 5 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh giảm. Đặc biệt là ở lứa tuổi >3 - 4 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm 28,13%. Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi cai sữa - 2 tháng tuổi là thấp nhất, chỉ chiếm 10,20%. Có tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp tăng dần theo tháng tuổi bởi vì: Lợn ở lứa tuổi >3 - 4 tháng tuổi có sự thay đổi về thức ăn, chuyển từ cám 551sf sang cám 552sf, và khi lợn sống trong môi trường thời gian dài hơn nên tiếp xúc với nhiều mầm bệnh dẫn tới dễ cảm nhiễm hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Eastaugh M.W. (2002) [4]. Như vậy từ quy luật phát triển của hội chứng hô hấp chúng ta có kế hoạch sử dụng các loại vắcxin phòng các bệnh về đường hô hấp chủ yếu như : suyễn, viêm phổi- màng phổi … ở lứa tuổi thích hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất.


(1)

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Hồng Phúc (2007), “Tình hình nhiễm Actinobacillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y.

2. Lê Minh Chí (2004), Sổ tay dịch bệnh động vật, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 15 - 17.

3. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

4. Eataugh M.W. (2002), Tổng quan các bệnh của lợn. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VIII (3), tr. 76-79.

5. Herenda D.P.G., Chambers, Ettriqui, Soneviratna, Daislva I.J.P. (1994),“ bệnh viêm phổi”, Cẩm nang về kiểm tra thịt tại lò mổ dùng cho các nước đang phát triển, (119), tr. 175-177.

6. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Đức Chương, Vũ Đình Vượng (2003), Giáo trình thú y cơ bản, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội. 7. Trần Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Kiều Anh, Nguyễn Thị Phước Ninh,

Nguyễn Ngọc Tuân (2007), “Khảo sát sự biến động của kháng thể mẹ truyền trên heo con của nái nhiễm vi rút”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y (2), tr. 5 - 9.

8. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Chẩn đoán bệnh lâm sàng thú y, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

9. Cù Hữu Phú (2002), “Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y (2), Nxb khoa học kỹ thuật, tr. 23 - 32.


(2)

10. Cù Hữu Phú (2004), “Lựa chọn chủng vi khuẩn chế Autovacxin phòng bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh, khu vực phía Bắc”, Viện thú y 35 năm xây dựng và phát triển 1969 - 2004, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 108 - 109.

11. John Carr (1997), “Hai mươi nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở lợn”. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y (3), tr. 91-94.

12. Stan Done (2002), “Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ đàn lợn”. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VIII (3), tr. 91- 93.

13. Tô Long Thành, (2007), “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp của lợn (PRRS)”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y /93), tr. 81 - 88.

14. Vũ Đình Vượng (2004), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

15. Benfield D.A. (1992), Porcine reproductive and respiratoty syndrome, Diseases of swine, IOWA State University Press/ AMES, OIWA U.S.A, 7th Edition.

16. Corwin R.M., Stewart T.B. (1992), Internal Parasites, Diseases of swine 17. Easterday B.C., Hinshaw V.S. (1992), Swine influenza, IOWA State

University Press/ AMES, OIWA U.S.A, 7th Edition.

18. Li V.Y.Y. (2006), Characterization of the North American and Europenan PRRS viruses found in a co-infsected pig in Hong Kong. International PRRS symposium, Chicago. Illinois, 2006.

19. Nicolet J. (1992), Actilobacillus pleuropneumoniae, IOWA State University Press/ AMES, OIWA U.S.A, 7th Edition.

20. Nicolet J. (1992), Haemophilus parasuis, IOWA State University Press/ AMES, OIWA U.S.A, 7th Edition.


(3)

21. Pijioan C. (1992), Pneumonic Pasteurellosis, IOWA State University Press/ AMES, OIWA U.S.A, 7th Edition.

22. Ross R.F. (1992), Mycoplasmal diseases, IOWA State University Press/ AMES, OIWA U.S.A, 7th Edition.


(4)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

nh 1: Quang cnh tri chăn nuôi


(5)

nh 3: Ln mc hi chng hô hp biu hin lâm sàng

nh 4. Ln chết do mc hi chng hô hp

nh 5. Bnh tích phi ln mc hi chng hô hp


(6)

nh 6. Thuc Vetrimoxin L.A điu tr hi chng hô hp ln

nh 7. Thuc Tylogenta điu tr hi chng hô hp ln

nh 8. Ly thuc điu tr hi chng hô hp cho ln