Chia sẻ Có những chính sách đánh

Hướng dẫn và Chỉ số CHS 47

7.3 Chia sẻ

những bài học và đổi mới trong tổ chức với cộng đồng và người bị ảnh hưởng bởi thảm họa, và với những bên liên quan khác. Hợp tác và chia sẻ các bài học kinh nghiệm • Để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của chương trình, thông tin từ hoạt động giám sát cần được thường xuyên chia sẻ với các cộng đồng bị ảnh hưởng. Hoạt động giám sát do người dân thực hiện có thể tăng cường tính minh bạch, chất lượng và khuyến khích việc làm chủ thông tin của người dân. • Hợp tác với các tổ chức khác và các cơ quan hàn lâm trong quá trình học hỏi là một nghĩa vụ nghề nghiệp có thể mang lại những cái nhìn và ý tưởng mới cũng như tối đa hóa nguồn lực có hạn. Hợp tác cũng giúp giảm gánh nặng của việc lặp lại đánh giá ở cùng một cộng đồng. • Các bài tập học hỏi giữa các tổ chức đã được nhiều tổ chức sử dụng và có thể được áp dụng để theo dõi giám sát tiến độ trong thời gian thực hoặc dùng như một bài tập rút kinh nghiệm hậu tình huống khẩn cấp. • Mọi thông tin thu thập được từ hoạt động giám sát cần được phân tích và trình bày dưới hình thức ngắn gọn và dễ hiểu để phục vụ cho việc chia sẻ những bài học và ra quyết định. Các bản tóm tắt ngắn, tài liệu giới thiệu, các buổi họp và tư liệu phim có thể giúp thông tin và kiến thức dễ tiếp cận hơn. Các câu hỏi hướng dẫn giám sát Trách nhiệm của Tổ chức • Có sẵn các chính sách và nguồn lực cho việc đánh giá và học hỏi không? Cán bộnhân viên tổ chức có nắm được những chính sáchnguồn lực này không? • Có sẵn các hướng dẫn rõ ràng cho việc ghi chép và phổ biến các bài học, trong đó có những hướng dẫn cụ thể có thể áp dụng cho khủng hoảng nhân đạo không? • Việc học hỏi có được xác định ở cấp chương trình, tài liệu hóa và chia sẻ trong tổ chức không? • Tổ chức có phải là một thành viên tích cực của các diễn đàn học hỏi và sáng tạo không? Tổ chức đóng góp vào những diễn đàn này như thế nào? 48 Trách nhiệm Tổ chức Hướng dẫn thực hiện

7.4 Có những chính sách đánh

giá, học hỏi và công cụ để học hỏi từ kinh nghiệm và cải thiện quy trình. Chính sách đánh giá và học hỏi • Những bài học kinh nghiệm và lĩnh vực được xác định cần cải thiện không phải lúc nào cũng được giải quyết một cách có hệ thống và không thể xem là đã rút kinh nghiệm thành công nếu như việc rút kinh nghiệm này chưa mang lại những thay đổi có thể minh chứng được trong công tác ứng phó trong hiện tại và tương lai. • Trong chu kỳ học hỏi của mình, một tổ chức cần có kế hoạch đánh giá và cải thiện hoạt động dựa trên những chỉ số khách quan, có thể đo lường được. • Mọi nhân viên cần phải nắm được trách nhiệm của mình trong việc giám sát tiến độ làm việc của bản thân, đồng thời hiểu việc học hỏi có thể giúp cho sự phát triển cá nhân của mình như thế nào.

7.5 Có những cơ chế nhằm lưu