Truyền thông bằng Đảm bảo sự đại diện của

Hướng dẫn và Chỉ số CHS 27

4.2 Truyền thông bằng

ngôn ngữ, phương tiện truyền thông hay bất kỳ dạng thức nào khác mà dễ hiểu, bầy tỏ được sự tôn trọng và phù hợp về văn hóa cho các nhóm đối tượng tham gia giao tiếp, đặc biệt là các nhóm đối tượng bị gạt ra ngoài lề và dễ bị tổn thương. Giao tiếp hiệu quả và toàn diện • Các nhóm đối tượng khác nhau ví dụ: các bà mẹ có con nhỏ, người cao tuổi hoặc phụ nữ khuyết tật sẽ có các nhu cầu thông tin và giao tiếp khác nhau và có thể có những nguồn giao tiếp tin cậy khác nhau. • Thay vì sử dụng phương pháp giao tiếp thông tin một chiều, các tổ chức nên đảm bảo rằng không chỉ hệ thống truyền thông hiện có được sử dụng mà người dân còn được tham vấn về sở thích và mức độ riêng tư họ yêu cầu. • Cần phải chú ý và đảm bảo rằng công nghệ truyền thông mới sẽ được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.

4.3 Đảm bảo sự đại diện của

cộng đồng và người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa ở mọi giai đoạn của công việc. Sự tham gia và gắn kết • Người dân địa phương thường là những người phản ứng đầu tiên khi có thiên tai xảy ra và ở mức độ nào đó sự tham gia của cộng đồng thậm chí còn ở giai đoạn rất sớm trước khi có ứng phó xảy ra. Những người dân bị ảnh hưởng sẽ có ý tưởng về việc hành động thế nào cho phù hợp với thảm họa và những quan điểm của họ về thiết kế chương trình cũng nên được tìm hiểu liên tục. Thời gian dành cho việc tham vấn sớm có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian để cố gắng sửa chữa những quyết định không phù hợp sau này. • Các mức độ tham gia khác nhau có thể phù hợp ở các thời điểm khác nhau. Ví dụ, trong những giai đoạn đầu tiên của một ứng phó, việc tham vấn chỉ có thể diễn ra với số lượng có hạn những người bị ảnh hưởng, nhưng qua thời gian sẽ có nhiều cơ hội hơn cho nhiều người và nhóm hơn để được tham gia vào sự ra quyết định. • Là kết quả của bối cảnh hoặc sự khác biệt về quyền lực đã tồn tại từ trước ví dụ như trên cơ sở giới, dòng họ, giai cấp, đẳng cấp và các đặc tính khác, sự tham gia thường không xảy ra một cách tự phát. Thay vào đó, các tổ chức viện trợ có thể sẽ phải đẩy nhanh quá trình học hỏi và đối thoại lẫn nhau để thúc đẩy mức độ tham gia lớn hơn. • Cần đặc biệt chú ý đến các nhóm hoặc cá nhân thường không có quyền lực và không được tham gia vào việc đưa ra quyết định. 28 Sự chấp thuận có thông báo • Một khía cạnh khác của sự tham gia là sự chấp thuận có thông báo. Người dân có thể thể hiện sự đồng ý mà không hiểu được toàn bộ ý nghĩa của nó. Mặc dù điều này là không lý tưởng, mức độ chấp thuận và tham gia có thể được giả định lúc ban đầu, dựa trên thiện chí được bộc lộ để tham gia vào các hoạt động của dự án, sự quan sát, kiến thức, các văn bản pháp luật và các tài liệu khác ví dụ như các thỏa thuận hợp đồng với cộng đồng.

4.4 Khuyến khích và tạo