Tham gia vào các tổ chức

Hướng dẫn và Chỉ số CHS 41 • Việc hợp tác và, nếu có thể, chia sẻ nguồn lực và thiết bị sẽ tối ưu hóa năng lực của các cộng đồng, chính phủ nước chủ nhà, các nhà tài trợ và các tổ chức nhân đạo có tôn chỉ và chuyên môn khác nhau. Ví dụ, các đánh giá chung, tập huấn và đánh giá có thể giúp xoá bỏ các rào cản giữa các tổ chức và đảm bảo một cách tiếp cận nhất quán hơn Liên kết đến một số tài liệu tham khảo khác phía dưới để được hướng dẫn cụ thể hơn.

6.3 Tham gia vào các tổ chức

điều phối có liên quan và hợp tác với các tổ chức khác nhằm giảm thiểu tối đa yêu cầu đối với cộng đồng và tăng cường tối đa phạm vi hoạt động và cung cấp dịch vụ nhân đạo. Các cơ quan điều phối • Cần nỗ lực khuyến khích các hoạt động điều phối vì các tổ chức địa phương có thể sẽ không tham gia nếu các cơ chế này tỏ ra chỉ phù hợp với các tổ chức quốc tế. Địa điểm họp mặt hoặc ngôn ngữ có thể là rào cản đối với sự tham gia của các tổ chức địa phương. Cần có các cơ chế điều phối ở cấp địa phương, cấp quốc gia và thiết lập các kênh báo cáo rõ ràng. Tham gia vào những cơ chế điều phối trước một thảm họa góp phần tạo lập quan hệ và tăng cường sự điều phối trong quá trình ứng phó khẩn cấp. • Khi cần tới những cơ chế điều phối song song, phải có chiến lược rõ ràng để liên kết với các cơ quan điều phối đã hoạt động lâu hơn. Hệ thống tiếp cận theo nhómlĩnh vực là một cơ chế đã được ghi nhận trong công tác điều phối khẩn cấp, nhưng cơ chế này cũng cần hỗ trợ các cơ chế điều phối quốc gia khác. • Các buổi họp với sự tham gia của nhiều ngành có thể góp phần giải quyết nhu cầu của người dân nói chung thay vì từng nhu cầu riêng rẽ ví dụ, chỗ ở, nước, môi trường, vệ sinh và nhu cầu hỗ trợ tâm lý đều có liên quan mật thiết với nhau. • Trong mọi bối cảnh điều phối, chất lượng của cơ chế điều phối sẽ ảnh hưởng đến cam kết tham gia của các tổ chức. Trưởng nhóm điều phối có trách nhiệm đảm bảo các buổi họp và hoạt động chia sẻ thông tin được điều hành tốt, hiệu quả và hướng tới kết quả. Cơ quan điều phối cần quyết định phạm vi các hoạt động và cam kết của mình, cũng như sẽ quản lý những chồng chéo với các cơ quan điều phối khác như thế nào ví dụ, trong mối tương quan với trách nhiệm giải trình, giới và bảo vệ. 42 • Một chức năng điều phối chính là đảm bảo việc áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn và hướng dẫn, và chỉ có thể đạt được tác động thông qua hợp tác và trách nhiệm giải trình chung. Có thể thực hiện chức năng này thông qua việc nhắc nhở các tổ chức về yêu cầu tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và CHS, và đảm bảo các chỉ số đo lường thực hiện CHS được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh và sử dụng để giám sát và đánh giá công tác ứng phó.

6.4 Chia sẻ những thông